Trong khi các bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết, tay chân miệng chưa có dấu hiệu lắng xuống, một bệnh nhi tử vong do nhiễm cúm A/H1N1 đã trở thành cảnh báo về một nguy cơ dịch bệnh

Sau một thời gian tạm lắng khiến nhiều người, tổ chức có vẻ bàng quan với cúm A/H1N1 nhưng mới đây, loại dịch bệnh nguy hiểm này vừa cướp đi sinh mệnh của một bệnh nhi.

Điều trị sốt xuất huyết tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM

 
Đã có 2 trường hợp nhiễm cúm A/H1N1
 
Theo Trung tâm Y tế dự phòng quận Bình Thạnh- TPHCM, bệnh nhi vừa tử vong do nhiễm cúm A/H1N1 tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 TPHCM là L.V.N.Q (6 tuổi), học sinh của một trường giáo dục đặc biệt. Bé Q. ngụ Bình Thạnh, nhập viện ngày 30-7, trong tình trạng viêm phổi, suy hô hấp.
 
Tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, bệnh nhi Q. được các bác sĩ chẩn đoán nghi nhiễm cúm A/H1N1, được điều trị tích cực nhưng do bệnh tình quá nặng nên không qua khỏi chỉ sau vài ngày điều trị. Theo ông Nguyễn Văn Mừng, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng quận Bình Thạnh, trung tâm đã tiến hành các biện pháp y tế cần thiết như phun thuốc khử khuẩn tại nhà riêng, trường học, đồng thời giám sát chặt đối với 31 học sinh học cùng lớp với bé Q. 
 
Ngoài trường hợp nói trên, ngày 4-8, bác sĩ Nguyễn Đắc Thọ, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, cho biết trên địa bàn TPHCM, đã có thêm một trường hợp nhiễm cúm A/H1N1. Đó là bé P.Q.Y.N (8 tuổi, ngụ phường 5, quận 8). Sau một thời gian điều trị tích cực, đến nay, sức khỏe bé N. đã tạm ổn định. “Vì vậy, không thể chủ quan  mà có thể nhận định virus cúm A/H1N1 vẫn còn trong cộng đồng và chưa thể lường trước khả năng lây lan của nó”- bác sĩ Thọ lo lắng.
 
Cần nhắc lại cách nay hơn một năm, khi dịch cúm này xuất hiện ở VN, ngành y tế đã khuyến cáo nhóm đối tượng có nguy cơ cao, dễ mắc cúm A/H1N1 là trẻ em, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh mãn tính. VN cũng đã ghi nhận có 53 trường hợp tử vong do nhiễm virus cúm này (chưa kể trường hợp nói trên). 
 
Sốt xuất huyết tăng 50%
 
Ngoài ra, TPHCM đang đối mặt với 2 bệnh nguy hiểm khác là sốt xuất huyết và tay chân miệng. Hai bệnh này đang lây lan nhanh, khó kiểm soát. Theo Sở Y tế TPHCM, số ca mắc sốt xuất huyết trong tháng 7 trên địa bàn TP đã tăng 50% so với tháng 6, với 632 ca mắc bệnh được ghi nhận. Hiện nay, số trường hợp nhập viện do mắc sốt xuất huyết tại TP trung bình khoảng 150 ca/tuần, dự kiến trong các tháng sắp tới, số ca mắc bệnh này sẽ lên khoảng 400 ca/tuần. Hiện nay, hầu hết địa phương ở TP đã xuất hiện bệnh sốt xuất huyết.
 
Trong khi đó, trong 7 tháng đầu năm 2010, toàn TP đã có 320 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước. Bác sĩ Nguyễn Đắc Thọ nhận định nhiều loại dịch bệnh đang tăng dồn dập, nếu không triển khai các giải pháp kìm hãm thì tốc độ lây lan sắp tới sẽ rất khó kiểm soát.
 
Trước tình hình này, lãnh đạo Sở Y tế TP đã chỉ đạo các đơn vị liên quan nhanh chóng triển khai các giải pháp phòng chống dịch bệnh. Theo ông Lê Trường Giang, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, ngoài  việc thành lập 8 đoàn kiểm tra, giám sát công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết trên toàn TP, sở đang yêu cầu các trung tâm y tế dự phòng giám sát đặc biệt đối với cúm A/H1N1.
 
                                                                                     Theo Báo NLĐ

Các tin khác

Tham dự lớp tập huấn, các học viên được bồi dưỡng nghiệp vụ về kiến thức, kỹ năng tuyên truyền vận động thay đổi hành vi
BHYT đang
Không có hình ảnh

“Bệnh học trò”

Nhiều người nhầm tưởng sau kỳ thi là con cái xả được stress nhưng thực tế tâm trạng các em vẫn rất căng thẳng, nhất là khi biết kết quả thi đạt điểm quá thấp

Quảng Trị công bố dịch sốt xuất huyết

UBND tỉnh Quảng Trị hôm nay 3-8 đã ra quyết định công bố dịch sốt xuất huyết trên địa bàn và triển khai khẩn cấp các biện pháp khống chế, dập dịch

Những lo ngại về thị trường cháo dinh dưỡng trẻ em

(HBĐT) - Trên địa bàn tỉnh hiện có trên, dưới 10 cơ sở sản xuất, cửa hàng kinh doanh cháo dinh dưỡng, tập trung nhiều ở thành phố Hoà Bình. Gọi là cơ sở sản xuất, cửa hàng kinh doanh nhưng thực chất đây thường là quán ăn nhỏ lẻ, theo quy định được xếp vào mặt hàng thức ăn đường phố. Theo đó, việc quản lý được phân cấp cho các huyện, thành phố, các huyện, thành phố lại giao quản lý về đơn vị trạm y tế thị trấn, xã, phường.

Muốn hạ huyết áp? Nói ít, nghe nhiều

Huyết áp được cho là cao khi vượt qua ngưỡng 140/90mmHg. Huyết áp có thể tạm thời tăng khi có những xúc động mạnh, căng thẳng, lo âu, sợ hãi; khi dùng chất kích thích như rượu, càphê; sau khi vận động, đi bộ, hoặc đến... phòng mạch bác sĩ. Do vậy, có thể cắt cơn cao huyết áp bằng những thủ pháp đơn giản...

Cảnh giác với bệnh viêm khớp tự phát thiếu niên

Tổn thương xương khớp tuổi thiếu niên hiện nay là nhóm bệnh rất hay gặp trong thực tế lâm sàng, diễn biến phức tạp, khó nhận biết và nhìn chung vẫn còn gây rất nhiều khó khăn cho các bác sĩ lâm sàng nói chung và các bác sĩ nhi khoa nói riêng trong chẩn đoán, điều trị, theo dõi và tiên lượng bệnh. Trong đó viêm khớp tự phát tuổi thiếu niên là một trong những nhóm bệnh hay gặp nhất. Đây là nhóm bệnh tự miễn dịch, nguyên nhân chưa rõ ở trẻ em, được định nghĩa là tình trạng viêm khớp mạn tính kéo dài ít nhất 6 tuần, khởi phát bệnh trước 16 tuổi.

Dùng thuốc khi mắc trào ngược dạ dày - thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản là tình trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên các chất từ dạ dày lên thực quản, bệnh không chỉ gây khó chịu cho bệnh nhân mà còn có nguy cơ gây ra những biến chứng nặng nề như loét, hẹp, chảy máu thực quản, thậm chí dẫn tới ung thư.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục