Trung tâm y tế các huyện Gò Dầu, Bến Cầu (tỉnh Tây Ninh) cho biết, trung tâm đã điều trị cho gần 20 người bệnh nghi bị dịch tả.

 
Phần lớn những người bệnh được phát hiện tại cửa khẩu quốc tế Mộc Bài hoặc được chuyển viện từ Cam-pu-chia sang điều trị. Trước tình trạng số người Cam-pu-chia có triệu chứng mắc bệnh tiêu chảy cấp nhập cảnh khá đông, tỉnh Tây Ninh lo ngại trước nguy cơ dịch có thể lây lan trong cộng đồng.  Ðể bảo  đảm dịch bệnh  không xâm nhập vào nước ta, ngành y tế Tây Ninh tăng cường công tác giám sát và tuyên truyền cho người dân tại cửa khẩu. Tất cả các phương tiện giao thông từ Cam-pu-chia về đều phải phun thuốc khử trùng mới được nhập cảnh, không để dịch bệnh lây lan vào trong nước. Người có biểu hiện của bệnh dịch tả đều được cách ly theo quy định, lấy mẫu xét nghiệm và chuyển đến trung tâm y tế gần nhất để theo dõi và điều trị.


Tại Quảng Ninh, từ đầu tháng 7 đến nay, số lượng người bị đau mắt đỏ đến khám và điều trị tại khoa mắt các bệnh viện trên địa bàn tỉnh tăng cao. Bệnh viện Ða khoa tỉnh Quảng Ninh cho biết: Tại Phòng khám mắt của bệnh viện, mỗi ngày có khoảng 80 người đến khám, ngày cao điểm có tới hơn 100 người vào khám, trong đó hơn 80% là người đau mắt đỏ, chủ yếu là các em nhỏ ở lứa tuổi mẫu giáo và tiểu học. Theo các chuyên gia, bệnh đau mắt đỏ thường tăng nhanh vào tháng 7 và kéo dài đến hết tháng 10 hằng năm. Bệnh rất dễ lây qua đường hô hấp, nước bọt, tiếp xúc tay - mắt...  Các bác sĩ khuyến cáo người bệnh thường xuyên rửa mắt bằng nước muối, tra thuốc mắt theo đúng chỉ định của bác sĩ. Bệnh dễ lây lan qua đường tiếp xúc và hô hấp nên người bệnh cần đeo kính râm, khẩu trang và rửa tay bằng xà-phòng để sát khuẩn.


* Sở Y tế Thừa Thiên - Huế cho biết, tính đến ngày 11-8, số ca mắc sốt xuất huyết (SXH) tại tỉnh Thừa Thiên - Huế đã lên gần 770 người, trong đó có gần 500 ca dương tính và đã có hai người chết. Dịch bệnh tập trung tại TP Huế với 455 ca, trong đó có 286 ca dương tính. Dịch sốt xuất huyết năm nay có những diễn biến bất thường so với mọi năm. Dịch bệnh xuất hiện ngay từ đầu năm. Hai địa phương miền núi Nam Ðông và A Lưới vốn chưa từng có dịch bệnh nay đã có người mắc. Các triệu chứng lâm sàng của bệnh cũng khá nặng hơn.


Ngành y tế Thừa Thiên - Huế đã chủ động phòng, chống dịch SXH như: kiện toàn ban chỉ đạo, đẩy mạnh tuyên truyền; phối hợp với tuyến y tế của T.Ư và các ngành tổ chức giám sát chặt chẽ các ca bệnh và trên diện rộng để phát hiện kịp thời nguy cơ xảy ra dịch bệnh, chủ động khống chế kịp thời; tổ chức thu dung điều trị các tuyến; tăng cường công tác kiểm tra vệ sinh môi trường...


* Tỉnh Phú Yên đã có 8/9 huyện, thành phố có dịch sốt xuất huyết với gần 2.000 ca mắc, tập trung nhiều nhất ở thành phố Tuy Hòa và các huyện Ðông Hòa, Sông Cầu. Trong đó, đã có hai trường hợp chết.


Ðể đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết, ngành y tế tỉnh Phú Yên cũng đã kiến nghị tỉnh cấp thêm 550 triệu đồng, hỗ trợ các địa phương trong tỉnh. Các trạm y tế, trung tâm y tế trang bị thêm hóa chất, thuốc men để phòng, chống dịch hiệu quả. Ngành y tế tỉnh Phú Yên phối hợp các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong việc chủ động ngủ màn, diệt bọ gậy, đến bệnh viện ngay khi phát hiện bệnh.
 
 
                                                                                                                          Theo ND

Các tin khác

Người dân vùng cao Đà Bắc có chuyển biến hành vi bảo vệ sức khoẻ
Chăm sóc cho một học sinh điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Đẩy mạnh giải pháp phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em

Ngày 10-8, tại Hà Nội, T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội T.Ư tổ chức Liên hoan truyền thông phòng chống tai nạn thương tích trẻ em các tỉnh phía bắc, năm 2010. Về dự liên hoan có 13 Đội tuyên truyền của thanh niên và thiếu nhi đại diện cho 13 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc.

Những vướng mắc trong việc giải quyết chế độ chính sách cho nạn nhân CĐDC ở tỉnh ta.

(HBĐT) - Hiện nay, toàn tỉnh có 4.691 người nghi bị nhiễm CĐDC nhưng mới có 1.608 người (đạt 34%) được hưởng trợ cấp hàng tháng. Nguyên nhân của tình trạng này là trong quá trình triển khai việc giải quyết chế độ, chính sách cho nạn nhân CĐDC đã phát sinh những vướng mắc khách quan cũng như chủ quan cản trở, làm chậm quá trình lập hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp cho các nạn nhân.

Nguy cơ tái bùng phát dịch cúm

Lại thêm một trường hợp nhiễm cúm A/H1N1 vừa tử vong sau một thời gian dịch bệnh này tạm lắng. Đó cũng là lời cảnh tỉnh cho ngành y tế và cộng đồng trước sự lơ là phòng chống suốt thời gian qua. Cùng với đó, dịch cúm A/H5N1 khiến một trẻ tử vong trong tháng 3 vừa qua cũng có dấu hiệu quay trở lại. Đáng ngại hơn khi hàng trăm địa điểm buôn bán, giết mổ gia cầm tươi sống vẫn xuất hiện tràn lan.

TPHCM phát hiện heo dương tính với virus tai xanh

Theo báo cáo gửi UBND TPHCM của Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch hành động khẩn cấp phòng chống dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người, TPHCM đã phát hiện ra những trường hợp heo dương tính với virus tai xanh đầu tiên.

Để cuộc vui không hóa buồn

Uống rượu thường xuyên sẽ thành thói quen khó từ bỏ. Uống rượu đến mức lệ thuộc vào rượu, say xỉn, mất tự chủ và lý trí có thể khiến ai đó giết người vì rối loạn tâm thần, nhân cách.

Bữa cơm gia đình kết nối giữa cha mẹ và con cái

Theo một nghiên cứu mới được thực hiện tại Đại học điều dưỡng Minnesota (Mỹ), trong bối cảnh cha mẹ ngày càng có ít thời gian dành cho con cái hơn do công việc bận rộn, thì ngồi bên nhau trong bữa ăn tối là cách hiệu quả để tránh tình trạng các cuộc trò chuyện giữa cha mẹ và con cái giảm sút.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục