Hiện nay, những thay đổi khắc nghiệt của thời tiết đang làm gia tăng số người mắc các chứng ho mà đa phần người bệnh đã được chẩn khám và dùng thuốc nhưng ho vẫn tiếp tục kéo dài. Trong những trường hợp này, một số liệu pháp ủ ấm lòng bàn chân hoặc kích thích huyệt dũng tuyền có hiệu quả rất nhanh chóng.

Phép chữa theo Đông y

Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để tống xuất những vật lạ, có thể là chất dịch nhầy hoặc vi khuẩn đang khu trú trên đường thở. Ho là một dấu hiệu thường gặp của các chứng cảm cúm thông thường do nhiễm trùng đường hô hấp. Vấn đề là nhiều khi cảm cúm đã qua đi nhưng triệu chứng ho vẫn không dứt, dù người bệnh đã đi khám bác sĩ, đã dùng thuốc kháng sinh. Các chứng ho kéo dài, đôi khi ho khan, không đờm, không sốt nhưng gây khó chịu trong giao tiếp, hay dễ xảy ra ở những người có cơ địa dễ bị kích ứng với những thay đổi của thời tiết.

Y học dân gian có một cách đơn giản để chữa trị chứng ho dai dẳng này, chủ yếu là làm ấm vùng bàn chân bằng cách xoa dầu nóng vào lòng bàn chân và mang vớ vào trước khi đi ngủ. Cách chữa này cũng đặc biệt hiệu quả đối với các chứng ho do lạnh thường xảy ra vào mùa đông, mùa xuân ở trẻ em và nhiều người cao tuổi. Các chứng ho thường xảy ra về đêm, gần sáng, gây khó ngủ, mệt mỏi, mất sức.

 Day huyệt dũng tuyền.

Trong cách chữa trên, ủ ấm lòng bàn chân giúp tăng cường lưu thông khí huyết xuống phía dưới tạo hiệu ứng giáng khí. Xoa dầu nóng giúp kích hoạt huyệt dũng tuyền. Dũng tuyền là tỉnh huyệt của đường kinh túc thiếu âm thận, huyệt đặc trị để trừ hư hỏa, giáng khí nghịch.

Cách làm

Chuẩn bị 1 đôi vớ và 1 lọ dầu nóng hoặc dầu cù là. Chỉ cần loại vớ thường, vớ ngắn, tránh loại vớ bó chặt ở miệng vớ để ống chân được thoải mái. Trước khi ngủ, hãy thoa dầu vào vùng huyệt dũng tuyền ở lòng bàn chân trước khi mang vớ vào và để qua đêm trong khi ngủ. Thực hành liên tục từ 3 - 5 đêm. Động tác đơn giản nhưng hiệu quả rất kỳ diệu. Nhiều trường hợp hiệu quả có thể thấy được ngay sau đêm đầu tiên. Huyệt dũng tuyền ở chỗ lõm giữa lòng bàn chân, tại điểm nối 2/5 trước và 3/5 sau của đoạn thẳng nối từ đầu ngón chân thứ hai đến bờ sau của gót chân.

Giữ cho đầu mát chân ấm là một nguyên tắc quan trọng để giữ gìn sức khỏe và đối trị lại các chứng khí nghịch gây nhức đầu, mất ngủ, áp huyết cao, lở miệng, ho dai dẳng lâu ngày... Ngâm chân nước nóng, đắp thuốc huyệt dũng tuyền là những liệu pháp dân gian ứng dụng cơ chế này. Xoa dầu và mang vớ ủ ấm bàn chân đơn giản hơn nhưng có thể bảo vệ độ ấm của bàn chân xuyên suốt qua đêm trong lúc ngủ. Cách làm này không chỉ chữa được ho dai dẳng mà còn hữu ích với các chứng khó ngủ, áp huyết cao và có giá trị phòng bệnh rất cao đối với người cao tuổi và trẻ em.

                                                                                   Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục