Da là một tổ chức bao phủ gần hết toàn bộ cơ thể trừ lòng bàn tay, lòng bàn chân, môi, lỗ hậu môn và da luôn tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Do vậy mỗi khi môi trường bị ô nhiễm, khí hậu nóng bức thì da là một trong các cơ quan của con người sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp. Bệnh của da có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng ở trẻ em và người cao tuổi dễ mắc bệnh về da hơn do trẻ em thì sức đề kháng của cơ thể chưa được hoàn thiện và người cao tuổi thì sức đề kháng càng ngày càng bị suy giảm.

Điểm mặt bệnh da mùa hè

Rôm sảy là bệnh ngoài da thường gặp nhất ở trẻ em trong những ngày hè nóng nực, đặc biệt là những trẻ có nhiều mồ hôi do tuyến mồ hôi bị bít kín, không thoát ra ngoài được.

Viêm da do nhiễm khuẩn cũng rất hay gặp đó là viêm da do liên cầu (Streptococcus) hoặc do tụ cầu đặc biệt là tụ cầu vàng. Loại viêm da này thường gặp ở trẻ nhiều hơn. Có thể bị nhiễm khuẩn da bởi liên cầu hoặc tụ cầu ở một vùng nào đó (da đầu, trán...) hoặc có thể rải rác toàn thân. Bệnh da do nhiễm khuẩn cũng gây ngứa, các nốt da bị viêm thường có mụn mủ. Đối với viêm da do liên  cầu thì các mụn mủ thường rất nhỏ bằng đầu đinh ghim nhưng đối với mụn mủ do tụ cầu thì to hơn, thực chất các mụn mủ này là các ổ áp-xe, nếu ở da đầu thì người ta hay gọi là chốc đầu. Viêm da do tụ cầu đáng ngại nhất là loại viêm da do tụ cầu vàng (S. aureus) bởi vì vi khuẩn này có độc lực cao, sức đề kháng rất mạnh và kháng lại hầu hết các loại kháng sinh ngay cả các loại kháng sinh thế hệ mới.

Viêm da dị ứng hay còn gọi là viêm da cơ địa gặp ở một số cơ thể có cơ địa dị ứng. Viêm da dị ứng điển hình là loại bệnh chàm (exsema). Bệnh chàm thường có gây ngứa, có thể là chàm mạn tính hoặc chàm cấp tính. Hầu hết bệnh chàm thường có tiến triển thành chàm mạn tính. Đối với bệnh chàm có nhiều dạng khác nhau như chàm tiếp xúc (do da thường xuyên tiếp xúc với các dị nguyên), chàm tiết bã (do cơ địa tăng tiết bã nhờn), chàm vi khuẩn (bệnh chàm có kèm theo bội nhiễm vi khuẩn) hay chàm thể tạng. Vùng da thường xuất hiện bệnh chàm là má, cánh mũi, cằm, nách, bẹn, khuỷu tay, khoeo chân. Biểu hiện của bệnh chàm điển hình nhất là ngứa, nổi ban đỏ, nổi mụn nước nhỏ li ti. Các mụn nước có thể tự khô rồi tróc vảy hoặc vỡ một cách tự nhiên hoặc do ngứa mà người bệnh không kiềm chế được phải gãi làm xây xước da và vỡ các mụn nước của chàm. Nếu người bệnh không kiềm chế được (hoặc không kiềm chế được trẻ) để  người bệnh gãi nhiều sẽ gây chảy máu và bội nhiễm vi khuẩn gây mưng mủ.

Viêm da ứ trệ, bệnh da loại này hay gặp ở người trưởng thành, nhất là người cao tuổi. Biểu hiện của bệnh là có các đám da đỏ ở vùng cổ chân, da thường thô, ráp, ngứa nhiều, da vùng bị bệnh thường bị dày lên, ngứa và xuất hiện mụn nước. Nếu gãi làm vỡ các mụn nước sẽ bị nhiễm khuẩn tạo thành các mụn mủ. Một bệnh khác của da làm cho cả người bệnh và người tiếp xúc thấy ái ngại đó là bệnh vảy nến.

Bệnh vảy nến là một bệnh đáng lo ngại nhất của da. Người ta gọi bệnh vảy nến bởi vì vảy có màu trắng đục, bóng giống màu của nến. Một số bệnh vảy nến thuộc loại nặng như vảy nến thể khớp hoặc bệnh vảy nến đỏ da toàn thân. Bệnh vảy nến ít nguy hiểm nhưng làm cho người bệnh khó chịu và những người xung quanh thấy ái ngại khi tiếp xúc vì nhìn thấy vảy có nhiều tầng chồng lên nhau, dễ bong ra nhất là khi cạo ra có các mảnh vụn trắng như phấn. Hơn nữa vảy tạo ra rất nhanh, bong lớp này  thì xuất hiện lớp khác ngay.

Bệnh hắc lào, bệnh này do một loại nấm gây ra và có khả năng lây lan mạnh cho các vùng da khác trong cơ thể và lây cả cho người khác nếu ngủ chung giường, mặc chung quần áo, chăn màn, dùng chung khăn tắm... Ngoài ra người ta cũng thường thấy một số khác bệnh của da như bệnh tổ đỉa, viêm nang lông, lang ben...

 Liên cầu Streptococcus gây nhiễm khuẩn da.

Phòng bệnh ngoài da như thế nào?

Bệnh ngoài da có nhiều loại khác nhau, có loại biết được căn nguyên nhưng có những loại bệnh  chưa xác định được căn nguyên. Việc phòng bệnh cho da nói chung là cần vệ sinh da sạch sẽ hằng ngày như tắm, gội. Mỗi lứa tuổi cũng có các biện pháp vệ sinh da khác nhau. Không nên dùng các loại xà phòng có độ tẩy cao và đã từng gây dị ứng khi tiếp xúc các lần dùng trước đó. Môi trường sống cần trong sạch, ít bụi.  Không ăn các loại thức ăn mà đã từng bị dị ứng vì nó.  Không mặc quần áo chung, không dùng khăn chung và khi biết người có bệnh về da có khả năng lây cho người khác thì không nên nằm chung giường, chiếu, đắp chung chăn. Khi nghi ngờ bị bệnh về da nên đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để biết được bệnh, tình trạng của bệnh  cũng như sẽ có chỉ định điều trị thích  đáng và bác sĩ khám bệnh sẽ hướng dẫn phương pháp phòng ngừa thích hợp cho từng người. Phòng bệnh rôm sảy cho trẻ bằng cách cho trẻ mặc quần áo rộng, thấm mồ hôi, tốt nhất là chất liệu cotton. Cho trẻ chơi ở những nơi thoáng mát, tắm gội thường xuyên và ăn uống đồ mát như bột sắn, đỗ đen...

                                                                                 Theo Báo SKĐS         

Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục