Rau quả trước khi ăn thường là mang rửa sạch sẽ. Thế nhưng, liệu biện pháp này có giúp chúng ta loại bỏ được hết vi khuẩn hay không?

Hãy lấy một ví dụ. Khi rửa cà chua dưới vòi nước lạnh, nhiều vi khuẩn có hại sẽ bị trôi đi. Tuy nhiên, một số vi khuẩn có hại này vẫn có thể kháng cự được dưới vòi nước. Theo các chuyên gia, về cơ bản những sinh vật bé nhỏ này có khả năng bám rất chắc. Kết quả là khuẩn salmonella hay E.coli ở người vẫn có thể bùng phát gây bệnh ngay cả khi chúng ta thận trọng.

Nhà nghiên cứu Brendan Niemira, thuộc Uỷ ban an toàn thực phẩm-Bộ nông nghiệp Mỹ tại Pennsylvania, cho biết: “Nếu có vi khuẩn trên bề mặt rau củ, việc rửa bằng nước lạnh chỉ có thể giúp loại bỏ được một số mà thôi. Thật không may là rửa bằng nước lạnh không thể làm sạch tất cả. Đây quả là một vấn đề. Khi vi khuẩn bám chặt hay sinh sống trong cộng đồng liên kết chặt chẽ gọi là màng sinh học thì rất khó có thể loại bỏ chúng”.

Bề mặt gồ ghề, ví dụ như bề mặt quả dưa hay rau chân vịt, cung cấp cho vi khuẩn rất nhiều ngóc ngách và khe nứt để ẩn náu. Còn quả cà chua tuy có bề mặt trơn nhẵn hơn, nhưng trên vỏ cũng vẫn có các lỗ nhỏ có thể làm nơi trú ẩn cho vi khuẩn.

Chính vì vậy, chúng ta cần phải rửa những loại rau quả có vỏ sần sùi một cách cẩn thận hơn. Tuy nhiên, Niemira cảnh báo rằng, nếu khi rửa rau quả mà chà xát quá mạnh tay cũng có thể làm dập hoặc làm rách lớp màng bảo vệ bao phủ bên ngoài. Nếu lớp màng bảo vệ này mà dập hay rách thì rau quả dễ bị hư hại, có thể dẫn tới tình trạng thối, hỏng hoặc có liên quan tới vi khuẩn làm hỏng rau quả.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến cáo không nên rửa các loại quả cũng như rau củ bằng các loại xà phòng, chất tẩy rửa, chất tẩy trắng hay các loại nước rửa rau quả thương mại.

Chúng ta có thể tham khảo một số lời khuyên dưới đây:

- Rửa bằng nước lạnh.

- Cầm rau quả một cách nhẹ nhàng, tránh bầm dập.

- Vẩy ráo nếu rau quả còn đọng quá nhiều nước.

- Nếu không dùng ngay, hãy để rau quả vào trong tủ lạnh.

- Kiên quyết vứt bỏ rau quả bị hỏng.

                                                                                   Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Tăng cường công tác kiểm dịch y tế biên giới

Bộ Y tế vừa ban hành văn bản yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm dịch y tế biên giới để ngăn chặn dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi xâm nhập nước ta.

Đổi mới hình thức tuyên truyền - giải pháp quan trọng để hoàn thành chỉ tiêu bao phủ bảo hiểm y tế

(HBĐT) - Năm 2022, tỉnh có 2 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội không đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong đó có chỉ tiêu bao phủ bảo hiểm y tế (BHYT). Theo Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ giao tỷ lệ bao phủ BHYT của tỉnh là 95,15%. Tuy nhiên, đến hết tháng 12/2022, tỷ lệ bao phủ thẻ BHYT của Hòa Bình chỉ đạt 90,27% dân số.

Trên 1.200 người đăng ký tham gia hiến máu tại huyện Lạc Sơn

(HBĐT) - Ngày 10/3, tại nhà văn hóa huyện Lạc Sơn, Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, Ban Chỉ đạo Vận động HMTN huyện Lạc Sơn phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu T.Ư tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện đợt I năm 2023.

Hà Tĩnh: 13 học sinh lớp 6 bị ngộ độc do ăn quả cây ngô đồng

Ngày 10/3, cô giáo Hồ Thị Hoa, Hiệu trưởng Trường Trung học Cơ sở Phổ Hải, xã Xuân Hải, huyện Nghi Xuân (tỉnh Hà Tĩnh) xác nhận, một nhóm học sinh lớp 6 của trường phải đến khám, theo dõi tình hình sức khỏe tại Trung tâm Y tế huyện sau khi ăn quả của cây ngô đồng.

Ứng dụng VssID - phát huy vai trò cung cấp thông tin chính sách về bảo hiểm

(HBĐT) - Sau gần 2 năm triển khai, ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội (BHXH) số đã phát huy vai trò hữu ích trong việc cung cấp thông tin chính sách về BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

Gia tăng tỷ lệ hút thuốc lá điện tử trong lứa tuổi thanh, thiếu niên

Tỷ lệ hút thuốc lá điện tử trong thanh, thiếu niên Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục