Nếu có một loại vắc-xin mới mà có thể giúp phòng tránh tử vong cho một đứa trẻ hoặc hơn thế và lại có chi phí rẻ, an toàn, dùng qua đường uống trực tiếp và không cần bảo quản lạnh, nó sẽ trở thành một đòi hỏi cấp thiết cho sức khỏe cộng đồng. Nuôi con bằng sữa mẹ có thể làm được tất cả những điều này và còn nhiều hơn thế.

Những sai lầm… chết người!

Theo số liệu báo cáo của BS. Lữ Thị Trúc Mai - Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương, TP.HCM, không có thói quen tốt trong việc nuôi con bằng sữa mẹ là một nguyên nhân chính làm tăng tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam. Phần lớn bà mẹ (97%) cho con bú trong nhưng chỉ có 55% trong số họ cho trẻ bú ngay trong vòng 1 giờ đầu sau sinh. Trong số 43% bà mẹ nhận thấy sữa mẹ là nguồn thức ăn chính cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, chỉ có 10% nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tức là không cho trẻ ăn hoặc uống thêm bất cứ thứ gì khác ngoài sữa mẹ. Chỉ 36,5% bà mẹ có ý định cho con bú kéo dài đến 24 tháng tuổi.

 Cho trẻ bú sớm trong vòng một giờ đầu sau sinh giúp trẻ được bú sữa non

Cho trẻ bú sớm trong vòng một giờ đầu sau sinh giúp trẻ được bú sữa non. Sữa non được xem là chất miễn dịch đầu tiên của trẻ vì có nhiều kháng thể, có hàm lượng vitamin A cao và các yếu tố bảo vệ khác. Sữa non là sữa sạch, nguyên chất và có khả năng kháng khuẩn. Cho trẻ bú mẹ sớm và thường xuyên, đặc biệt cùng với phương pháp tiếp xúc da kề da sớm giữa mẹ và trẻ giúp ổn định nhiệt độ, tần suất hô hấp và nồng độ đường trong máu của trẻ.

Tại các đô thị của Việt Nam, chỉ có 1 trong 3 bà mẹ cho con bú ngay trong vòng một giờ đầu sau sinh. Tại các vùng nông thôn, tỷ lệ này tăng lên là 2 trong 3 phụ nữ. Nguyên nhân chính của việc chậm trễ cho con bú sớm là do quan niệm sai lầm rằng: bà mẹ không có đủ sữa, do sinh mổ, việc tách riêng bà mẹ và trẻ sau khi sinh, cơ sở y tế bị quá tải và sự sẵn có của sữa bột.

Ngoài ra, ở một số vùng của Việt Nam, người dân lại có thói quen chung là cho trẻ uống: mật ong, nước cam thảo, nước đường, nước chanh, thậm chí là nước mắm trước khi bú cữ đầu. Thêm vào đó, nhiều bà mẹ lại nhận thức rằng mình không có đủ sữa (cả về số lượng và chất lượng) để có thể nuôi dưỡng và cho con bú đến 6 tháng tuổi và thường bắt đầu cho trẻ ăn thức ăn bổ sung bằng các loại sữa bột và các thức ăn khác khi trẻ mới 4 tháng tuổi. Đối với các bà mẹ đi làm (chiếm 20 - 30% các bà mẹ nói chung), yêu cầu phải quay lại làm việc sau 4 tháng nghỉ sinh đặt ra một thách thức cho việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn. Sau cùng, thiếu sự ủng hộ và hỗ trợ của gia đình và nhân viên y tế là một trong những nguyên nhân hạn chế các mẹ nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ.

Nhân viên y tế đóng vai trò rất quan trọng

Tuần lễ thế giới Nuôi con bằng sữa mẹ được kỷ niệm ở hơn 120 quốc gia, nhằm khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ như một cách thức quan trọng giúp cải thiện sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Và nhân viên y tế có thể giúp bà mẹ có những quyết định nuôi dưỡng trẻ tốt hơn. Tại Việt Nam, hầu hết phụ nữ mang thai được chăm sóc trước sinh. Các bà mẹ thường đi khám thai nhiều lần trong suốt thời gian mang thai và đa số sinh con tại bệnh viện, nhà hộ sinh hoặc cơ sở y tế ở địa phương. Trong thời gian này, nhân viên y tế sẽ có cơ hội để tư vấn, hỗ trợ và cung cấp thông tin giáo dục cho phụ nữ, giúp họ biết cách nuôi dưỡng trẻ tốt nhất.

Tại Việt Nam, có một rào cản chung đối với việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn, đó chính là nhận thức sai của cha mẹ và nhân viên y tế rằng bà mẹ có thể không có sữa ngay sau khi sinh để có thể cho trẻ bú sớm. Do đó, tại khu vực thành thị của Việt Nam, gần 50% phụ nữ mang thai mang theo các loại sữa thay thế sữa mẹ hoặc sữa bột đến bệnh viện trước khi sinh con.

                                                                                    Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Gia tăng trẻ nhiễm virus hợp bào hô hấp, bác sĩ hướng dẫn cách phòng bệnh

Thời gian gần đây,số trẻ mắc bệnh do virus hợp bào hô hấp (RSV) đang có xu hướng gia tăng, bác sĩ hướng dẫn các biện pháp dễ thực hiện để phòng bệnh cho trẻ.

WHO cảnh báo tình trạng thiếu nhân viên y tế nghiêm trọng vì đại dịch Covid-19

Theo Tổ chức Y tế thế giới, không dưới 55 quốc gia trên thế giới đang phải chật vật đối phó với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng nhân viên y tế, trong đó các nước châu Phi bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh ở huyện vùng cao Mai Châu

(HBĐT) - Những năm qua, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn, tăng cường ứng dụng kỹ thuật cao vào khám và điều trị bệnh. Nhờ đó, chất lượng khám, chữa bệnh (KCB) ngày càng được nâng lên, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe Nhân dân trên địa bàn.

Tăng cường công tác kiểm dịch y tế biên giới

Bộ Y tế vừa ban hành văn bản yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm dịch y tế biên giới để ngăn chặn dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi xâm nhập nước ta.

Đổi mới hình thức tuyên truyền - giải pháp quan trọng để hoàn thành chỉ tiêu bao phủ bảo hiểm y tế

(HBĐT) - Năm 2022, tỉnh có 2 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội không đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong đó có chỉ tiêu bao phủ bảo hiểm y tế (BHYT). Theo Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ giao tỷ lệ bao phủ BHYT của tỉnh là 95,15%. Tuy nhiên, đến hết tháng 12/2022, tỷ lệ bao phủ thẻ BHYT của Hòa Bình chỉ đạt 90,27% dân số.

Trên 1.200 người đăng ký tham gia hiến máu tại huyện Lạc Sơn

(HBĐT) - Ngày 10/3, tại nhà văn hóa huyện Lạc Sơn, Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, Ban Chỉ đạo Vận động HMTN huyện Lạc Sơn phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu T.Ư tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện đợt I năm 2023.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục