BHYT góp phần trong công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.
(HBĐT) - Đã đã hơn 1 năm Luật BHYT đi vào cuộc sống. Cũng trong khoảng thời gian này, những quy định mới về chính sách BHYT được thực thi đã có tác động không nhỏ đến cuộc sống của người dân. Tuy nhiên việc thực thi Luật BHYT và triển khai BHYTTD vẫn còn nhiều điểm “mắc”, bởi vậy hoạt động tuyên truyền vân luôn cần được đẩy mạnh.
Toàn tỉnh hiện có 499.445 người có thẻ BHYT đồng nghĩa với việc 63,5% dân số nhận được sự giúp đỡ của BHYT mỗi khi ốm đau. Điều này đã khẳng định tính ưu việt của BHYT- một chính sách đảm bảo an sinh xã hội của đất nước, của địa phương. Theo đánh giá của BCĐ thực hiện Bảo hiểm y tế toàn dân (BHYTTD) tỉnh, trong những tháng đầu năm nay, đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi chưa xác định được cơ quan quản lý, do vậy chưa lập được danh sách đề nghị cấp thẻ BHYT. Trước thực trạng đó, các ngành hữu quan phải tập trung lđề ra một quy định mang tính đột xuất: Khi trẻ ốm đau, đi khám chữa bệnh trong tỉnh thì tạm thời mang giấy khai sinh, hoặc giấy xác nhận của UBND phường, xã để đi khám. Trường hợp phải khám, chữa bệnh tuyến trên thì phường, xã lập danh sách sau đó Sở Lao động - Thương binh& Xã hội phê duyệt và Bảo hiểm xã hội tỉnh cấp thẻ BHYT cho trẻ khám, chữa bệnh.
Theo luật BHYT, đối tượng cận nghèo được Nhà nước hỗ trợ mua thẻ BHYT, nhưng tính đến hết 30/6, quy định này vẫn chưa được triển khai, ngay cả việc ra quyết định phê duyệt danh sách cấp thẻ BHYT cho đối tượng người nghèo cũng còn chậm, vì vậy những tháng đầu năm, ngươì nghèo bị ốm đau không có thẻ BHYT để đi khám, chữa bệnh. Với đối tượng học sinh tỉnh đã ban hành chính sách hỗ trợ 30% đối với học sinh thông thường và 50% cho học sinh cận nghèo nhưng cũng đã một nửa năm trôi qua vẫn chưa được thực thi. Bởi vậy số học sinh tham gia BHYT còn ở mức thấp 42.883 thẻ (gối hạn từ năm 2009).
Việc thu BHYT đã hé lộ nhiều bất cập, công tác khám, chữa bệnh BHYT cũng không ít gian nan. Theo thông báo của Sở Y tế, toàn tỉnh đã có 186/210 xã, phường, thị trấn đảm bảo KCB BHYT. Nhưng trên thực tế ở các cơ y tế cấp xã, phần lớn còn khó khăn về cơ sở vật chất, cán bộ thiếu kinh nghiệm trong việc tổ chức KCB cũng như công tác thống kê, báo cáo, thanh, quyết toán. Trong quá trình giám sát, theo dõi, BCĐ thực hiện BHYTTD tỉnh đã chỉ rõ: Đến nay, còn một số bệnh viện đa khoa huyện chưa ký hợp đồng triển khai KCB BHYT với các trạm y tế xã. Có nơi ký hợp đồng rồi lại chưa cung ứng được thuốc, vật tư y tế cho các trạm y tế vì còn phải đợi kết quả đấu thầu cung ứng năm 2010. Có một số nơi đã cung ứng được thì giá thuốc lại quá cao, chủng loại thuốc nghèo nàn. Đặc biệt có bệnh viện cung ứng thuốc cho trạm y tế xã đã sắp hết hạn sử dụng làm ảnh hưởng đến quyền lợi người tham gia BHYT khi họ đến KCB tại trạm y tế xã. Mặt khác, hệ thống giám định viên mới được bố trí thường trực giám định tại Bệnh viện đa khoa cấp huyện, thành phố, vì vậy công tác kiểm soát, chi phí KCB BHYT, bảo vệ quyền lợi cho ngươì tham gia BHYT tại các trạm y tế xã còn rất khó khăn.
Để khắc phục tình trạng trên, với vai trò là cơ quan thường trực của BCĐ thực hiện BHYTTD tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh đã có những đề xuất, kiến nghị cụ thể như: Đối với những hộ gia đình nghèo và cận nghèo, đề nghị giao cho UBND xã, phường, thị trấn lập danh sách để trình lên UBND huyện, thành phố phê duyệt, chuyển đến BHXH huyện, thành phố cấp thẻ BHYT. Hàng năm, các ngành chức năng nên sớm thẩm tra lập danh sách đối tượng được thụ hưởng chính sách để trình UBND tỉnh ra quyết định sớm, qua đó BHXH tỉnh có cơ sở dữ liệu để in thẻ BHYT đảm bao đúng thời gian cho các đối tượng. Với đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi, nên giao cho UBND xã, phường, thị trấn lập danh sách gửi Sở LĐ-TB&XH tổng hợp trình UBND tỉnh ra quyết định phê duyệt. Những chính sách dành cho đối tượng hộ gia đình cận nghèo sớm được triển khai để đảm bảo quyền lợi cho người dân. Đề nghị UBND tỉnh xem xét, phê duyệt, chỉ đạo các ngành liên quan phối hợp thực hiện thí điểm thực hiện quản lý, đấu thầu, cung ứng tập trung một số loại thuốc, vật tư y tế sử dụng nhiều tại cơ sở KCB, nhất là các loại thuốc, vật tư y tế sử dụng tại tuyến xã để giảm giá thành và đảm bảo về chất lượng, chủng loại thuốc…
Mong rằng những đề xuất, kiến nghị của BHXH tỉnh sẽ được các cấp, các ngành quan tâm để góp phần giải quyết nhanh, gọn những vướng mắc trong việc thực thi luật BHYT, cũng như chính sách BHYTTD. Đó cũng sẽ là cơ sở để tỉnh tiếp tục triển khai, thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 38, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới và Chỉ thị số 11 CT/TU của Tỉnh uỷ về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện BHYTTD. Góp phần phát huy tính ưu việt của BHYT trong công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.
Thúy Hằng
Các nhà khoa học đã nhận thấy công dụng của các vitamin ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là bộ tóc. Khi cơ thể thiếu hụt vitamin từ đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến bộ tóc như gây ra khô tóc, tóc bị xơ và dễ gãy, rụng tóc và khô da... vì hầu hết các loại vitamin đều có ảnh hưởng đến chất lượng của tóc, chứ không phải chỉ là những nguyên nhân có liên quan đến tuổi tác. Các loại vitamin có công hiệu ngăn ngừa sự rụng tóc bao gồm như.
(HBĐT) - Ngày 16/8, Sở Y tế đã tổ chức hội nghị triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin sởi cho trẻ từ 1 - 5 tuổi năm 2010 đến 11/11 huyện, thành phố trong toàn tỉnh.
(HBĐT) - Ngày 15/8, Hội Y Dược học Hòa Bình đã phối hợp với Công ty dược phẩm Hà Việt, Công ty Y Dược học cổ truyền Hòa Bình, Công ty dược phẩm An Trường và Trung tâm y tế dự phòng, Bệnh viện đa khoa và Phòng y tế huyện Lạc Sơn đã khám và cấp phát thuốc cho bệnh nhân bị mắc bệnh “tê tê say say” xã Bình Chân, huyện Lạc Sơn.
(HBĐT) - Bác sĩ Đặng Văn Sự, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Khoan Dụ, huyện Lạc Thủy cho biết: Hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em và Ngày vi chất dinh dưỡng, trong tháng 6 vừa qua, Trạm Y tế xã đã triển khai chiến dịch cân, đo trẻ dưới 5 tuổi kết hợp với chiến dịch bổ xung Vitamin A và thuốc tẩy giun cho trẻ.
Sốt ở trẻ em luôn được các bậc cha mẹ quan tâm, là một trong những lý do chủ yếu khiến cha mẹ hay người chăm sóc đưa trẻ đi khám, cấp cứu. Hiểu biết đúng về sốt có thể giúp cho người lớn chúng ta yên tâm chăm sóc trẻ tại nhà hoặc cho trẻ đến khám sớm tại các cơ sở y tế để được phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
Rau quả trước khi ăn thường là mang rửa sạch sẽ. Thế nhưng, liệu biện pháp này có giúp chúng ta loại bỏ được hết vi khuẩn hay không?