Khi trẻ gặp một số vấn đề khó khăn trong việc sử dụng sữa như: nôn trớ, đầy hơi, khó chịu, tiêu chảy, nôn ói, nổi mẩn, phát ban, dị ứng… Nếu không được phát hiện xử trí kịp thời có thể dẫn tới hậu quả trẻ bị phát triển dị ứng đa thức ăn, chàm, thiếu máu, hen suyễn, viêm mũi dị ứng, suy dinh dưỡng… Trên thực tế, tình trạng bệnh của trẻ ngày một nặng thêm, nguyên do xuất phát từ những quan niệm sai lầm của cha mẹ.

Từ nghĩ bệnh không có gì nguy hiểm…

Với nhiều bà mẹ, do không biết con bị dị ứng sữa nên không tìm được giải pháp khắc phục tối ưu nhất. Khác với họ, chị Trần Thanh Hằng biết rõ con mình bị dị ứng sữa nhưng cứ vẫn chặc lưỡi: “Chẳng có vấn đề gì”. Chị kể, do sinh mổ nên khi sinh bé ra 3, 4 ngày đầu, chị vẫn chưa có sữa. Chị phải cho bé bú sữa bò. Bé tiêu hóa bình thường và không có hiện tượng gì đặc biệt cả. Sau đó, bé bú mẹ hoàn toàn, từ tháng thứ 3 trở đi, sữa chị bỗng ít đi phải bổ sung sữa ngoài cho con. Lúc đầu, bé bú rất ngon miệng, nhưng rồi tức thì bé nôn hết chỗ sữa vừa bú. Nôn như vòi rồng tất cả chỗ sữa vừa ăn, chị cho bé uống lại bao nhiêu, bé lại nôn hết bấy nhiêu. Chị phải cho bé nghỉ một cữ bú và ngủ, sau mấy giờ mới cho ăn lại được. Tìm hiểu một thời gian, chị biết là con mình bị dị ứng sữa. Nhưng lại suy nghĩ, trẻ con chuyện ăn uống bị nôn ói là “chuyện thường ngày ở huyện”, bé nôn rồi thì cho ăn lại, chẳng có vấn đề gì. Hơn nữa, sợ đưa bé đi khám lại phải thuốc thang chẳng tốt cho sức khỏe của bé.

Sinh con được đúng một tháng thì chị Lê Thị Nga bị mất sữa. Chị đã phải sử dụng sữa bột thông thường cho con uống. Được một thời gian, chị thấy con đi phân lỏng, rồi xuất hiện máu trong phân, da nổi mẩn đỏ. Cho bé đi khám, chị biết bé bị dị ứng sữa bò và khuyên nên sử dụng loại sữa công thức dành cho trẻ bất dung nạp sữa. Chị cũng muốn mua cho con dùng nhưng lại băn khoăn với nhiều câu hỏi: sữa dành cho trẻ dị ứng có đủ chất dinh dưỡng bằng các sữa khác dành cho trẻ bình thường không? Cuối cùng, chị quyết định vẫn sử dụng sữa bột thông thường cho con vì nghĩ chắc cũng chẳng sao.

…Đến nhầm lẫn với các bệnh lý khác

“chắc con bị bệnh về da”, là suy nghĩ của nhiều bà mẹ khi con có một trong những biểu hiện của dị ứng sữa như: phát ban, nổi mẫn đỏ. Cứ chắc bẩm sữa mẹ là tốt nhất, nên khi thấy con da cứ nổi mẫn đỏ sau mỗi cữ bú, chị Thiên Nhi (Bình Dương) lại cho rằng: chắc do da trẻ em rất nhạy cảm nên dễ bị viêm da do dị ứng. Chị không hề biết rằng: sữa mẹ cũng có thể gây ra tình trạng dị ứng ở trẻ sơ sinh do chế độ ăn uống của người mẹ. Đôi khi, chỉ cần mẹ ăn trứng hoặc uống sữa là trẻ cũng xuất hiện các dấu hiệu của dị ứng do hấp thụ một phần các chất này qua sữa mẹ. Để tránh trường hợp trẻ bị dị ứng khi bú mẹ, người mẹ cần loại bỏ các thực phẩm này ra khỏi bữa ăn.

Tuy nhiên, nghĩ con bị rối loạn tiêu hóa hay viêm đường ruột lại là những sai lầm thường gặp hơn cả. Rất nhiều bà mẹ khi thấy con nôn trớ, đầy hơi, khó chịu thậm chí bị táo bón, tiêu chảy hay đau bụng thì chỉ chăm chăm nghĩ tới việc bé có vấn đề về đường ruột. Theo các BS, những quan niệm sai lầm như: suy nghĩ dị ứng sữa không có vấn đề gì, uống sữa với công thức đạm đậu nành tinh chế có tốt bằng sữa chứa đạm sữa bò hay không? Hoặc chỉ nghĩ tới những bệnh lý khác khi trẻ có các triệu chứng của tình trạng dị ứng sữa… là rất nguy hiểm cho trẻ. Bởi với những trẻ này thì phải điều trị bệnh càng sớm càng tốt.

                                                                                 Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục