Anh Nguyễn Đình Hoa đang giới thiệu nấm lim xanh tìm được trong rừng để sắc uống chữa bệnh hiểm nghèo với lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Quảng Nam.

Anh Nguyễn Đình Hoa đang giới thiệu nấm lim xanh tìm được trong rừng để sắc uống chữa bệnh hiểm nghèo với lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Quảng Nam.

Sau khi uống nước sắc từ nấm mọc trên cây gỗ lim xanh, nhiều người bệnh, hoặc người thân của người bệnh đã trực tiếp gặp gỡ với phóng viên Báo CAND, trao đổi qua điện thoại cho biết, bệnh tình đã thuyên giảm đáng kể...

 

Báo CAND đã có loạt bài điều tra phản ảnh việc một số thanh niên ở xã Tiên Hiệp, huyện miền núi Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, bị mắc các chứng bệnh hiểm nghèo: Viêm gan siêu B, xơ gan cổ trướng, ung thư gan... sử dụng nấm mọc trên cây gỗ lim xanh, còn gọi thiết lim (có tên khoa học là Erythrophloeum fordii Oliv), mọc trong rừng sắc lấy nước uống chữa hết bệnh, khiến dư luận đặc biệt quan tâm.

Trong khi ngành Y tế vẫn chưa có kết quả kiểm tra, phân tích hoạt chất trong nấm mọc trên cây gỗ lim xanh có khả năng chữa hết bệnh ung thư hay không thì đã có hàng trăm người bị bệnh hiểm nghèo từ các nơi đổ xô về Tiên Phước mua nấm chữa bệnh. Và sau khi uống nước sắc từ nấm rừng, nhiều người bệnh, hoặc người thân của người bệnh đã trực tiếp gặp gỡ với phóng viên Báo CAND, trao đổi qua điện thoại cho biết, bệnh tình đã thuyên giảm đáng kể...

Cụ thể, anh Đ. ở huyện Điện Bàn, Quảng Nam, kể rằng: Đang khỏe mạnh thì anh phát hiện đau lâm râm ở hạ sườn, sốt cao liên tục nên ra Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng khám, siêu âm, xét nghiệm máu... bác sĩ bảo có khối u trong gan đã lớn hơn 9mm. Hoảng hồn, anh vào Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) khám lại, các bác sĩ tại đây cũng xác định như vậy và cho rằng, việc chữa trị căn bệnh nan y này rất khó khăn và tốn kém... Sau đó, đọc Báo CAND nghe các thanh niên ở xã Tiên Hiệp, Tiên Phước uống nước sắc từ nấm lim xanh trong rừng chữa hết bệnh hiểm nghèo, anh tìm đến tận nơi mua về sắc uống. Cho đến nay, đi khám, siêu âm lại thì bác sĩ cho hay, khối u trong gan của anh đã teo nhỏ, chỉ còn chưa tới 6mm. Do đó, anh vẫn tiếp tục uống nước sắc từ nấm lim xanh và kể cả cây chó đẻ.

Chị Võ Thị Kiều Thanh, trú ở nhà số 1, ngõ 2, đường Nguyễn Công Trứ, TP Hà Tĩnh, cho hay: Chị có một người bà con tên là Phạm Thị Vân ở Thạch Kim, Lộc Hà, Hà Tĩnh, cũng bị khối u trong gan chạy chữa nhiều bệnh viện nhưng bệnh tình ngày càng thêm trầm trọng. Qua Báo CAND chị tìm vào Tiên Hiệp, Tiên Phước, mua nấm rừng về sắc uống "cầu may". Chị chạy vạy mượn tiền mua chỉ được 5 lạng nấm mang về sắc cho chị Vân uống thay nước mỗi ngày. Hết nấm chị Vân đi bệnh viện siêu âm lại, bác sĩ bảo khối u nhỏ lại được khoảng 20mm, mừng quá chị tiếp tục liên hệ các thanh niên sử dụng nấm ở xã Tiên Hiệp, Tiên Phước để mua thêm 5 lạng nấm nữa sắc uống...

Một thanh niên ở tổ 22, phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội, có bố bị khối u ở thành bụng to khoảng 14cm, từ thông tin trên Báo CAND anh đã lặn lội vào tận Tiên Phước mua 1kg nấm lim xanh mang về sắc lấy nước cho uống. Hết nấm, anh đưa bố đi khám, siêu âm thì bác sĩ phát hiện khối u không còn cứng mà mềm và nhỏ lại, nên anh tiếp tục mua nấm để bố sử dụng...

Một trường hợp khác ở huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng, cũng cho hay anh bị siêu gan B chạy chữa tốn kém khá nhiều tiền bạc nhưng bệnh tình không thuyên giảm, ngược lại số lượng virus tăng rất cao. Thế nhưng, uống nước sắc từ nấm lim xanh khoảng 1kg thì lượng virus đã giảm xuống dưới 100, ăn uống tốt và cơ thể khỏe hẳn lại nên anh đang tìm mua nấm lim xanh để uống tiếp... 

Từ những thông tin tiếp nhận được, chúng tôi đề nghị ngành Y tế cần nhanh chóng kiểm tra, lấy mẫu nấm mà những người mắc bệnh hiểm nghèo sử dụng để kiểm nghiệm và phân tích hoạt chất gì trong nấm và nó có tác dụng chữa bệnh hay không. Nếu thật sự nấm mọc trên gỗ lim xanh có tác dụng chữa bệnh hiểm nghèo thì thông báo kết quả rộng rãi cho người dân cả nước được biết, nhất là những người mắc bệnh có thể tự tìm nấm lim xanh chữa bệnh cho bản thân mình...

                                                                          Theo Báo CAND

Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục