Ung thư là kẻ “hủy diệt kinh tế” hàng đầu thế giới cũng như dẫn đầu trong các nguyên nhân gây tử vong. Đây là nội dung mà Hiệp hội ung thư Mỹ công bố tại Hội thảo ung thư toàn cầu được tổ chức ở Trung Quốc trong tuần này.



Chiếm 1,5% GDP thế giới 
 
“Sự tốn kém trong điều trị và làm mất khả năng lao động, cướp đi sự sống của ung thư nhiều hơn AIDS, bệnh sốt rét, bệnh cúm và các bệnh lây truyền”, báo cáo chỉ rõ.

 

Theo ông Rachel Nugent, TT Phát triển toàn cầu, những bệnh mãn tính gồm ung thư, tim mạch và tiểu đường là thủ phạm gây ra hơn 60% số trường hợp tử vong trên toàn thế giới và tiêu tốn gần 3% chi phí điều trị công và tư của ngành y tế toàn cầu.

 

Tiền bạc không chỉ bị lấy đi trong quá trình chiến đấu với những bệnh lây truyền mà còn phải dành rất nhiều cho ung thư. Cụ thể, theo báo cáo, tài chính cho ung thư năm 2008 là 895 tỉ đô la - chiếm khoảng 1,5% GDP thế giới - chưa kể những người tàn tật và đã tử vong vì ung thư trong năm đó. Trong đó, riêng ung thư phổi đã tiêu tốn 180 tỉ đô la. Những người hút thuốc cũng tử vong sớm hơn những người không hút thuốc trung bình là 15 năm.

 

Tổ chức Y tế thế giới đã dự báo xa rằng ung thư sẽ vượt qua bệnh tim trong năm nay cũng như dẫn đầu trong các nguyên nhân gây tử vong (bệnh tim hiện đứng thứ 2 sau ung thư, với chi phí cũng lên tới 753 tỉ đô la). Khoảng 7,6 triệu người đã chết vì ung thư năm 2008 và khoảng 12,4 triệu trường hợp mắc mới được chẩn đoán mỗi năm.

 

Hút thuốc lá và béo phì cũng làm gia tăng số trường hợp mắc các bệnh mãn tính, trong khi vắc-xin và các cách điều trị tốt hơn đã giúp giảm dần số trường hợp viêm nhiễm.

 
Chống ung thư đừng quên bệnh lây truyền 
 

Rất nhiều nhóm đang đẩy mạnh sự chú ý đối với các bệnh gây chết người không phải do lây truyền. Và Đại hội đồng Liên hợp quốc sẽ có 1 cuộc họp mỗi năm kể từ nay cho vấn đề các bệnh nghiêm trọng không phải do lây truyền. Một số chuyên gia chính sách tại Mỹ còn so sánh ung thư với các sáng kiến toàn cầu mà có thể dẫn tới sự gia tăng lớn về chi phí dành cho AIDS trong gần 1 thập kỷ qua.

 

“Điều này cần được thảo luận tại Hội đồng Liên hợp quốc (UN). Chúng ta sẽ phản ứng như thế nào với chứng bệnh này”, BS Andreas Ullrich, chuyên gia y tế về kiểm soát ung thư của WHO, nói. Câu trả lời là “không chỉ chiến đấu đơn phương với từng loại bệnh” mà phải là sự hợp tác của các vùng và cần phải chú trọng cả ung thư và các bệnh viêm nhiễm chẳng hạn như ung thư cổ tử cung và HPV.

 

Báo cáo này đã cho thấy những nỗ lực to lớn đầu tiên nhìn nhận dưới góc độ kinh tế và năng suất toàn cầu. Báo cáo do quỹ Livestrong của vận động viên nổi tiếng Lance Armastrong thực hiện và dự kiến sẽ được đăng tải trong 1 tạp chí khoa học và công bố tại Hội thảo Ung thứ giới tổ chức tại Trung Quốc.

 

                                                                                   Theo Báo SKĐS

Các tin khác

BHYT góp phần trong công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.
Không có hình ảnh

Hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ

Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em nhưng hay gặp nhất ở tuổi trung niên thừa cân hay béo phì, người bệnh đái tháo đường, những người có nồng độ cholesterol và triglyceride cao. Có rất nhiều phương cách để hỗ trợ chữa trị gan nhiễm mỡ. Tùy theo triệu chứng đi kèm để phân ra nhiều thể khác nhau, mỗi thể nên chọn món ăn, thức uống thích hợp để giúp điều trị hiệu quả

Vitamin và mái tóc

Các nhà khoa học đã nhận thấy công dụng của các vitamin ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là bộ tóc. Khi cơ thể thiếu hụt vitamin từ đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến bộ tóc như gây ra khô tóc, tóc bị xơ và dễ gãy, rụng tóc và khô da... vì hầu hết các loại vitamin đều có ảnh hưởng đến chất lượng của tóc, chứ không phải chỉ là những nguyên nhân có liên quan đến tuổi tác. Các loại vitamin có công hiệu ngăn ngừa sự rụng tóc bao gồm như.

Triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin sởi cho trẻ em từ 1 - 5 tuổi năm 2010

(HBĐT) - Ngày 16/8, Sở Y tế đã tổ chức hội nghị triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin sởi cho trẻ từ 1 - 5 tuổi năm 2010 đến 11/11 huyện, thành phố trong toàn tỉnh.

Khám và cấp phát thuốc cho các bệnh nhân “tê tê say say” xã Bình Chân

(HBĐT) - Ngày 15/8, Hội Y Dược học Hòa Bình đã phối hợp với Công ty dược phẩm Hà Việt, Công ty Y Dược học cổ truyền Hòa Bình, Công ty dược phẩm An Trường và Trung tâm y tế dự phòng, Bệnh viện đa khoa và Phòng y tế huyện Lạc Sơn đã khám và cấp phát thuốc cho bệnh nhân bị mắc bệnh “tê tê say say” xã Bình Chân, huyện Lạc Sơn.

Trạm y tế xã Khoan Dụ: Coi trọng công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em

(HBĐT) - Bác sĩ Đặng Văn Sự, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Khoan Dụ, huyện Lạc Thủy cho biết: Hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em và Ngày vi chất dinh dưỡng, trong tháng 6 vừa qua, Trạm Y tế xã đã triển khai chiến dịch cân, đo trẻ dưới 5 tuổi kết hợp với chiến dịch bổ xung Vitamin A và thuốc tẩy giun cho trẻ.

Để nhận định đúng về sốt ở trẻ em

Sốt ở trẻ em luôn được các bậc cha mẹ quan tâm, là một trong những lý do chủ yếu khiến cha mẹ hay người chăm sóc đưa trẻ đi khám, cấp cứu. Hiểu biết đúng về sốt có thể giúp cho người lớn chúng ta yên tâm chăm sóc trẻ tại nhà hoặc cho trẻ đến khám sớm tại các cơ sở y tế để được phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục