Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh tư vấn điều trị cho bệnh nhân đau mắt đỏ

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh tư vấn điều trị cho bệnh nhân đau mắt đỏ

(HBĐT) - Từ đầu tháng 8/2010, tại hầu hết các địa phương trong tỉnh xuất hiện rải rác dịch đau mắt đỏ (viêm kết mạc nhiễm khuẩn). Dịch đang có nguy cơ lan rộng, có mức độ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ người dân.

 

Thời điểm giao mùa hè - thu chính là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển. Ông Bùi Cao Ngữ - Trưởng khoa Mắt, Phó Giám đốc Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội tỉnh cho biết: Bệnh đau mắt đỏ dễ mắc phải khi có thay đổi thời tiết. Mặc dù năm nào trên địa bàn cũng ghi nhận các ca bệnh nhưng năm nay số ca bệnh nhiều hơn, lây lan rộng hơn. Do bệnh về mắt không nằm trong chương trình mục tiêu y tế Quốc gia nên cũng không nằm trong hệ thống thông tin báo cáo dịch các tuyến. Tuy nhiên, có thể dễ dàng nhận thấy số ca bệnh vẫn không ngừng tăng. Bình quân mỗi ngày, các phòng khám chuyên khoa Mắt tư nhân tiếp nhận khoảng 20 ca bệnh. Tại bệnh viện đa khoa tỉnh, bình quân mỗi ngày có hàng trăm bệnh nhân khám, điều trị các bệnh về mắt, riêng truờng hợp đau mắt đỏ không dưới 20 lượt người.

 

Có 2 nguyên nhân dẫn đến đau mắt đỏ là do vi rút và do nhiễm khuẩn. Khi mắc bệnh, người bệnh có cảm giác cộm, ngứa vùng mắt hoặc cộm nhói trong mắt như gặp phải dị vật. Quá trình mắc thường không có biểu hiện sốt mà biểu hiện thường thấy nhất là chảy nước mắt, mắt có gỉ. Nếu là viêm kết mạc do vi rút, mắt chảy gỉ loãng. Nếu là viêm kết mạc do nhiễm khuẩn, gỉ mắt đặc và có màu vàng xanh. Việc điều trị bệnh này khá đơn giản, vì đây là thể vi khuẩn nhạy cảm nên thường thì chỉ cần tra kháng sinh dung dịch Gentamycin 0,3%, Tobramycin 0,3% sau khoảng 3 ngày sẽ khỏi bệnh. Tuy nhiên, có thể có một số trường hợp tra thuốc lâu hơn mà bệnh tình không khỏi. Lưu ý với những trường hợp này là nên đến khám tại cơ sở y tế, tuyệt đối không điều trị bằng phương pháp xông lá trầu làm mắt bị sưng tấy và không thể khỏi bệnh.

 

Tác nhân gây bệnh viêm kết mạc nhiễm khuẩn cấp tính là do các vi khuẩn Haemophilus influenzae, streptococcus pneumoniae và một vài tác nhân khác như H. Influenzae típ B, moraxello và branhamella, neisseria meningitidis, corynebacterium diphtherie cũng có thể gây bệnh. Đau mắt đỏ thường kèm theo viêm giác mạc (bị chói mắt, sợ ánh sáng). Biến chứng nguy hiểm của bệnh đau mắt đỏ là viêm kết mạc có giả mạc. Biểu hiện biến chứng là mắt người bệnh có gỉ màu hồng do vỡ mạch máu, dễ ảnh hưởng đến thị lực. Để tránh biến chứng, người bệnh cần đi khám tại các phòng khám hoặc cơ sở y tế có bác sĩ nhãn khoa, không tự điều trị thuốc không đúng cách.

 

Bác sĩ Nguyễn Thuý Bình - Trưởng khoa Mắt, Bệnh viện Đa khoa tỉnh khuyến cáo: Để ngăn ngừa khả năng bệnh lây lan tại cộng đồng, khi mắc bệnh, người bệnh cần cách ly với người lành, cẩn trọng đối với các loại chất thải, dịch tiết. Trẻ em là một trong những đối tượng dễ mắc, dễ lây lan vì vậy trong thời gian bị bệnh, trẻ không nến đến trường. Khi có biểu hiện mắt cộm, nhức, sợ ánh sáng, tiết dịch - mủ nhầy, bệnh nhân cần đến khám bác sĩ để được hướng dẫn các biện pháp điều trị và vệ sinh dịch tễ. Bệnh nhân tuyệt đối không được tự dùng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ. Trường hợp dùng thuốc có corticoid, cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ để tránh các biến chứng như thủng giác mạc, tăng nhãn áp... do điều trị không đúng thuốc, đúng bệnh.

 

                                                                              

                                                                                           Bùi Minh    

 

Các tin khác

Lớp tập huấn cho cộng tác viên dinh dưỡng tại huyện Kim Bôi
Hộ sinh tuyến y tế cơ sở thực hành chăm sóc trẻ sơ sinh
Không có hình ảnh

Những sai lầm về dinh dưỡng thường gặp khi trẻ đi học

Từ môi trường được chăm chút ở nhà, trẻ phải tự giác, tự lực ở trường. Điều này khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng vì “bón tận miệng con còn chẳng ăn thì ở lớp ăn làm sao”. Dưới đây là lời khuyên của BS Nguyễn Thị Hoa, Trưởng khoa Dinh dưỡng, BV Nhi đồng 1:

Ung thư: Căn bệnh tốn kém nhất thế giới

Ung thư là kẻ “hủy diệt kinh tế” hàng đầu thế giới cũng như dẫn đầu trong các nguyên nhân gây tử vong. Đây là nội dung mà Hiệp hội ung thư Mỹ công bố tại Hội thảo ung thư toàn cầu được tổ chức ở Trung Quốc trong tuần này.

Thực hiện BHYT toàn dân còn nhiều điểm “mắc”

(HBĐT) - Đã đã hơn 1 năm Luật BHYT đi vào cuộc sống. Cũng trong khoảng thời gian này, những quy định mới về chính sách BHYT được thực thi đã có tác động không nhỏ đến cuộc sống của người dân. Tuy nhiên việc thực thi Luật BHYT và triển khai BHYTTD vẫn còn nhiều điểm “mắc”, bởi vậy hoạt động tuyên truyền vân luôn cần được đẩy mạnh.

60 học viên được tập huấn “Nâng cao năng lực Hội CTĐ về việc phát hiện sớm, can thiệp sớm”

(HBĐT) - Từ ngày 16 – 17/8, Hội CTĐ tỉnh mở 2 lớp tập huấn dự án “Nâng cao năng lực Hội CTĐ về việc phát hiện sớm, can thiệp sớm” cho 60 học viên là các tình nguyện viên của 3 huyện Kỳ Sơn, Tân Lạc và huyện Kim Bôi.

Bất dung nạp sữa: Những sai lầm thường gặp!

Khi trẻ gặp một số vấn đề khó khăn trong việc sử dụng sữa như: nôn trớ, đầy hơi, khó chịu, tiêu chảy, nôn ói, nổi mẩn, phát ban, dị ứng… Nếu không được phát hiện xử trí kịp thời có thể dẫn tới hậu quả trẻ bị phát triển dị ứng đa thức ăn, chàm, thiếu máu, hen suyễn, viêm mũi dị ứng, suy dinh dưỡng… Trên thực tế, tình trạng bệnh của trẻ ngày một nặng thêm, nguyên do xuất phát từ những quan niệm sai lầm của cha mẹ.

Phòng bệnh ngoài da thường gặp trong mùa hè

Da là một tổ chức bao phủ gần hết toàn bộ cơ thể trừ lòng bàn tay, lòng bàn chân, môi, lỗ hậu môn và da luôn tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Do vậy mỗi khi môi trường bị ô nhiễm, khí hậu nóng bức thì da là một trong các cơ quan của con người sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp. Bệnh của da có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng ở trẻ em và người cao tuổi dễ mắc bệnh về da hơn do trẻ em thì sức đề kháng của cơ thể chưa được hoàn thiện và người cao tuổi thì sức đề kháng càng ngày càng bị suy giảm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục