Đội ngũ cán bộ y tế cơ sở ở xã Ân Nghĩa đã cơ bản đáp ứng yêu cầu công tác khám chữa bệnh cho nhân dân địa phương
(HBĐT) - Là xã trung tâm của vùng Đại Đồng nhưng đời sống kinh tế xã hội của địa phương vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là ở các thôn xóm ở vùng sâu, xa. Do vậy, nhận thức của nhân dân về công tác chăm sóc sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh của nhân dân còn nhiều hạn chế.
Trạm trưởng trạm y tế xã Ân Nghĩa, bác sĩ Bùi Văn Phàn cho biết: Trước thực trạng đó, cùng với việc nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh, cán bộ y tế trạm y tế xã và đội ngũ cán bộ y tế thôn bản đã phối hợp với các ngành, đoàn thể địa phương tích cực tổ chức các đợt truyền thông, giáo dục về các chương trình y tế, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá chăm sóc sức khoẻ cộng đồng và công tác tuyên truyền giáo dục sức khoẻ nhằm nâng cao nhận thức cho nhân dân địa phương. Công tác này đã được cụ thể hoá bằng nghị quyết của Đảng uỷ xã và được các ngành đoàn thể phối hợp với cán bộ trạm y tế xã tổ chức các đợt tuyên truyền và thường xuyên đẩy mạnh việc tuyên truyền sâu rộng các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế và vệ sinh môi trường nông thôn đến toàn thể nhân dân địa phương.
Cách đây chưa lâu, hầu như người dân địa phương thường không quan tâm và chủ quan trong việc phòng chống dịch bệnh. Do vậy, trên địa bàn xã, nhất là ở các xóm vùng núi khó khăn nằm cách xa trung tâm xã như xóm Bãi Chẽ, xóm Khanh, xóm Bãi... vẫn còn phát sinh dịch bệnh. Bác sỹ Bùi Văn Phàn cho biết: Do nhận thức về công tác chăm sóc sức khoẻ vệ sinh môi trường sống của người dân vẫn còn nhiều hạn chế cho nên một số loại bệnh vẫn xuất hiện phổ biến xuất phát từ hành vi sống không hợp vệ sinh của người dân. Tuy chưa phát sinh thành dịch lớn nhưng đó cũng là một vấn đề đáng lo ngại như bệnh tiêu chảy, chân - tay - miệng và các loại bệnh liên quan về đường hô hấp, đường tiêu hoá... Tuy vậy, với việc quan tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền về công tác vệ sinh môi trường, các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế đã từng bước nâng cao nhận thức cho người dân địa phương. Đơn cử như trước đây, công tác tuyên truyền chưa được thực hiện một cách sâu rộng, triệt để và toàn diện về công tác tiêm chủng mở rộng thì hầu như người dân vẫn chưa chú trọng và quan tâm đến vấn đề này. Mỗi khi triển khai thực hiện chương trình, thì cán bộ y tế phải đến tận xóm, thậm chí là từng nhà để tuyên truyền, vận động người dân tham gia tiêm chủng. “Do nhận thức còn hạn chế và tâm lý sợ tiêm, sợ đau nên khi đến vận động nhiều người còn...bỏ trốn. Điều này thường xảy ra ở các xóm vùng sâu vùng xa”, Bác sỹ Bùi Văn Phàn trạm trưởng trạm y tế xã Ân Nghĩa cho biết.
Với vai trò của mình, cùng với cấp uỷ, chính quyền địa phương, đội ngũ cán bộ y tế thôn bản xã Ân Nghĩa đã phát huy tốt vai trò trong việc tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện công tác phòng bệnh, vệ sinh thôn bản. Cùng với cán bộ của trạm y tế xã, đội ngũ cán bộ y tế thôn bản đã tham gia tích cực cùng với các ngành, đoàn thể chính quyền địa phương xuống từng nhà vận động thực hiện công tác giữ gìn vệ sinh môi trường sống. Nhờ đó, bước đầu đã có những chuyển biến tích cực. Công tác phòng bệnh, vệ sinh môi trường sống nông thôn đã từng bước được cải thiện. Góp phần quan trọng vào việc quản lý, giám sát phát hiện và xử lý sớm không để dịch bệnh xảy ra trên địa bàn xã. Các chương trình mục tiêu quốc gia về chăm sóc sức khoẻ luôn được thực hiện đảm bảo. Thực hiện chương trình y tế học đường, trạm y tế xã luôn phối hợp với các nhà trường chăm sóc sức khoẻ cho học sinh. Đến nay, 100% số học sinh của xã được khám sức khoẻ và lập sổ theo dõi sức khoẻ. Số trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đủ mũi theo quy định đạt 98%, số trẻ em được uống Vitamin A 2 lần/năm đạt 100% số trẻ trong độ tuổi. Số trẻ bị mắc các bệnh tiêu chảy, viêm đường hô hấp cấp được khám, phát hiện và điều trị khỏi bệnh đạt 100%. Tỷ lệ các cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai đạt 85%.
Qua việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đến nay đã có 95% số hộ gia đình trong toàn xã đã nắm và thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ bản thân và tích cực tham gia công tác giữ gìn vệ sinh môi trường sống. 100% tổng số hộ dân trên địa bàn xã được sử dụng nước hợp vệ sinh; 70% số hộ gia đình xây dựng được hố xí hợp vệ sinh. Từ việc đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác chăm sóc sức khoẻ cộng đồng ở Ân Nghĩa đã từng bước được nâng cao. Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế được thực hiện có hiệu quả.
Mạnh Hùng
(HBĐT) - Chiến dịch Tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đợt II của tỉnh ta được triển khai trong thời gian từ 01/06 đến hết ngày 30/10 trên địa bàn 80 xã vùng đông dân, vùng có mức sinh cao và vùng khó khăn của 11 huyện, thành phố.
Các nhà dịch tễ của VN đã phân lập được nhiều trường hợp sốt do virus Chikungunya. Bệnh này do muỗi vằn Aedes albopictus truyền và có biểu hiện giống sốt xuất huyết
Vì sợ bệnh tim mạch nên nhiều người kiêng cữ muối ác liệt. Điều này có phần đúng vì nếu 1g muối ăn giữ đến 100g nước thì con tim đương nhiên đến lúc nào đó sẽ khó tránh khỏi mệt cầm canh, huyết áp làm sao ở yên tại chỗ?
Những năm gần đây, nhiều dịch bệnh mới bùng phát và diễn biến rất phức tạp, như SARS, cúm gia cầm A (H5N1) trên người, cúm A (H1N1) đại dịch...
Ở huyện Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng) cách thủ đô cả nghìn cây số, có một vùng đất do người Hà Nội vào sinh sống, lập nghiệp. Dịp Đại lễ, hàng chục nghìn người gốc Tràng An ở vùng kinh tế mới nao lòng nhớ về nơi chôn nhau cắt rốn.
(HBĐT) - Bệnh viện đa khoa huyện Tân Lạc có 6 bác sĩ, trong đó có 1 bác sĩ chuyên khoa định hướng phụ sản , 3 bác sĩ có thể mổ lấy thai, mổ cắt tử cung bán phần và thực hiện các cấp cứu sản phụ khoa khác. Tại khoa Ngoại - Sản có 23 giường bệnh nhưng thực tế luôn có trên 30 bệnh nhân điều trị tại khoa mỗi ngày. Phụ trách khoa có 1 bác sĩ, 2 nữ hộ sinh đều đã được đào tạo Chuẩn Quốc gia các dịch vụ chăm sóc SKSS.