Điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết tại Bệnh viện Đống Đa - Hà Nội

Điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết tại Bệnh viện Đống Đa - Hà Nội

Các nhà dịch tễ của VN đã phân lập được nhiều trường hợp sốt do virus Chikungunya. Bệnh này do muỗi vằn Aedes albopictus truyền và có biểu hiện giống sốt xuất huyết

 

Theo PGS-TS Vũ Sinh Nam, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), hầu hết bệnh nhân bị sốt do virus Chikungunya đều có biểu hiện đặc trưng của sốt xuất huyết (SXH) như sốt đột ngột 380C-390C, đau đầu, mệt mỏi, niêm mạc mắt đỏ, kết mạc sung huyết, nốt xuất huyết tự nhiên dưới da, nhiều ở cẳng tay và đùi, có thể rét run từng cơn, nhiều bệnh nhân còn đau cơ, khớp.

 

Dễ gây mất cảnh giác
 
Theo các chuyên gia dịch tễ, virus Chikungunya do muỗi Aedes albopictus truyền gây loại bệnh cảnh tương tự SXH nhưng nhẹ hơn, vì thế mọi người dễ mất cảnh giác. Trên thế giới, virus này đã gây tử vong nhiều người và là tác nhân gây ra dịch ở các nước Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Indonesia... 
 
Do lưu hành cùng SXH nên các trường hợp sốt Chikungunya đôi khi bị chẩn đoán là SXH. Ở VN, ngoài 30% số mẫu xét nghiệm dương tính với virus gây bệnh SXH thì Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã phân lập trên huyết thanh và ghi nhận có các mẫu bệnh phẩm dương tính với virus Chikungunya. Tuy nhiên, TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho biết việc phân lập virus Chikungunya trên các mẫu huyết thanh chưa được coi là bằng chứng đầy đủ để có thể kết luận virus này đang gây ra dịch ở VN, bởi thực tế là chưa bắt được muỗi Aedes albopictus mang virus gây bệnh cảnh giống SXH. Việc điều tra xác minh sự tồn tại của virus này vẫn đang được các viện Pasteur, Vệ sinh dịch tễ khu vực tiến hành.
 
59 người tử vong do sốt xuất huyết
 
Trong khi đó, tại nhiều địa phương, dịch SXH vẫn đang diễn biến phức tạp. Theo thống kê đến đầu tháng 10, cả nước đã ghi nhận khoảng 80.000 ca mắc, 59 trường hợp tử vong. Thời điểm này, dịch SXH vẫn bùng phát mạnh tại miền Trung và Tây Nguyên với tuýp virus gây bệnh chiếm ưu thế vẫn là D1, thường nhẹ và nhanh khỏi. Sau lần mắc này, người bệnh sẽ có kháng thể với huyết thanh D1 nhưng vẫn có thể mắc SXH do type khác. Lúc này, cơ thể tồn tại 2 loại kháng thể dễ xảy ra xung đột nên gây phản ứng tăng xuất huyết thành mạch, tăng cô đặc máu, bệnh nhân có thể xuất huyết, trụy tim mạch.
 
Nhiều chuyên gia dịch tễ nhận định sự gia tăng bất thường về số ca mắc SXH tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên năm 2010 cũng tương tự như miền Bắc vào năm 2009. Điều này có thể do nhiều năm không có dịch lớn, tỉ lệ người có miễn dịch thấp dẫn đến số người nhạy cảm với SXH rất cao, khi có muỗi nhiễm virus truyền bệnh là dịch bùng phát.
 
Tuy nhiên, điểm khác biệt cần lưu ý là dấu hiệu lâm sàng của bệnh SXH năm 2010 nặng nề hơn. Đó là nhiều bệnh nhân tiểu cầu giảm thấp hơn 4-5 lần mức thông thường. “Điều này khiến nhiều người nghĩ tới việc xuất hiện các tác nhân gây bệnh khác. Tuy nhiên, ngoài chủng virus Chikungunya gây bệnh cảnh giống SXH thì đến thời điểm này vẫn chưa có căn cứ khoa học khẳng định việc xuất hiện chủng virus mới. Hiện VN có khoảng 170 loài muỗi, trong đó 16 loài thuộc giống Aedes nhưng chỉ có 2 loài truyền bệnh SXH là Aedes aegypti và Aedes albopictus”- ông Vũ Sinh Nam nhấn mạnh.

Nghiên cứu vi khuẩn ký sinh trên muỗi

 
TS Trần Như Dương cho biết các nhà khoa học VN đang nghiên cứu về một loại vi khuẩn có tên Wolbachia sống ký sinh trên muỗi, làm tuổi thọ của muỗi ngắn đi. Trung bình tuổi thọ của muỗi kéo dài một tháng. Từ ngày tuổi thứ 12, cứ 3-4 ngày, muỗi chích một lần. Đây là giai đoạn muỗi có thể làm lây lan bệnh, nếu có vi khuẩn nói trên ký sinh thì muỗi chỉ sống được 12 ngày và không có cơ hội làm lây lan bệnh tật.
 
Hiện các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu ngoài khả năng ngăn chặn các virus gây bệnh SXH sinh sản trong muỗi, Wolbachia có thể chống lại các loại virus khác hay không (viêm não Nhật Bản hay sốt rét). Điều quan trọng là khi phóng tác ra môi trường, chúng có ảnh hưởng đến sức khỏe con người hay không. Nghiên cứu này cũng đang được thực hiện ở nhiều nước như Úc, Thái Lan, Nhật Bản...

 

                                                                                        Theo NLĐ

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục