Vì sợ bệnh tim mạch nên nhiều người kiêng cữ muối ác liệt. Điều này có phần đúng vì nếu 1g muối ăn giữ đến 100g nước thì con tim đương nhiên đến lúc nào đó sẽ khó tránh khỏi mệt cầm canh, huyết áp làm sao ở yên tại chỗ?

 

 
Muối rất giỏi “lẩn tránh” trong các món ăn
 

Điều đáng nói là nhiều bà nội trợ bắt gia đình phải nuốt món lờ lợ nhưng rồi vẫn cứ có mặt thường xuyên ở phòng khám.Thực ra, lượng muối lọt vào cơ thể không tương xứng với lượng muối nêm thêm trong thức ăn. Tất nhiên, không nên có thói quen rắc thêm muối vào món ăn dù chưa nếm xem mặn nhạt thế nào. Nhưng cho dù có quen tay thì lượng muối rắc thêm thường không cao bằng lượng muối dùng để bảo quản thực phẩm hay có sẵn trong món ăn trước đó đã được ngâm, luộc trong nước bỏ muối. Tưởng giấu chai muối tiêu là khéo nhưng mấy ai ngờ là lượng muối ăn trong mấy muỗng canh bột nêm cao đến thế nào?

 

Với người còn khỏe mạnh, không nên cữ mặn tuyệt đối vì trật khẩu vị. Trái lại, nên dùng mắm, muối một cách linh động tùy theo nhu cầu thực tế của cơ thể, chẳng hạn ăn mặn hơn khi huyết áp thấp, đổ mồ hôi, tiêu chảy... Ngược lại, bớt ăn mặn khi trời trở lạnh, khi không vận động, khi huyết áp tăng, khi tim đập nhanh.

 

Nhiều người tuy không ăn mặn đến độ “đời con khát nước” nhưng lượng muối trong cơ thể vẫn cao là vì 5 nguyên nhân: Không uống nhiều nước trong và sau bữa ăn nhiều mắm, muối để mượn nước pha loãng độ mặn; không nhai thật kỹ, ăn thật chậm để tận dụng vị mặn của lượng muối núp kín trong thức ăn thay vì vội vã nêm muối do nghe hơi nhạt ở đầu lưỡi; dùng thực phẩm công nghệ quá thường xuyên mà không biết là lượng muối trong đồ hộp, trong thức ăn nhanh (fast food) bao giờ cũng cao hơn trong thực phẩm tươi sống; thói quen ăn uống toàn cơm trắng, thịt kho nên muối ăn tuy ít thành nhiều do thiếu thực phẩm xanh; không được hướng dẫn cách tận dụng tính tương tranh của khoáng tố kalium trong rau quả tươi, như chuối, đào, khoai tây, nho khô, đậu nành, rau dền...

 

Ăn quá mặn sẽ hại cho sức khỏe nhưng món ăn mặn mà không mặn thì còn gì là ngon? Với người có bệnh tim mạch, tất nhiên là phải bớt ăn mặn nhưng bớt không đồng nghĩa với kiêng. Khéo hơn nhiều là sống làm sao để có thể ăn mặn vừa phải khi còn trẻ, khi còn khỏe, nhưng đừng phải trả giá bằng bệnh tim mạch trong buổi xế chiều. Vụng về hơn nữa là kiêng cữ quá rồi cũng sinh bệnh.

 

 

 

                                                                                        Theo DanTri

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Mô hình Đơn nguyên sơ sinh phát huy hiệu quả tại Bệnh viện đa khoa Tân Lạc
Cán bộ chuyên trách dân số huyện Đà Bắc cùng trao đổi kinh nghiệm về việc thực hiện được gần 60 ca đình sản trong 9 tháng đầu năm 2010.

Hiệu quả trong hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe tuyến cơ sở

(HBĐT) - Những năm gần đây, hệ thống truyền thông giáo dục sức khoẻ (GDSK) của tỉnh đã và đang được hoàn thiện và phát triển với một Trung tâm truyền thông GDSK tuyến tỉnh, 26 tổ truyền thông, 11 phòng truyền thông tuyến huyện, thành phố (trực thuộc các Trung tâm y tế dự phòng tuyến huyện, thành phố); 2.083 y tế thôn bản. Sự ra đời của các phòng truyền thông GDSK tuyến huyện, thành phố đã khẳng định một bước tiến quan trọng trong công tác truyền thông GDSK.

Thay van tim không cần phẫu thuật

Rất nhiều người bệnh cần thay van tim nhưng không thể phẫu thuật (vì già yếu, nguy cơ tử vong ngay trên bàn mổ…) nay có cơ hội thay van tim mà không cần mở lồng ngực. Chỉ mất 15 phút, van động mạch chủ được thay, bệnh nhân xuất viện sớm

10 bài thuốc trị sốt rét từ thường sơn

Thường sơn tên khoa học là Dichroa febrifuga, bộ phận dùng làm thuốc của thường sơn là rễ, thu hái vào tháng 8-10 rửa sạch, phơi khô, thái nhỏ, để sống hoặc tẩm rượu sao sẽ được tửu thường sơn. Theo đông y thuốc có vị đắng, không mùi, tính hàn. Thường sơn được chế biến sao vàng sẽ không gây nôn và ít độc hơn thường sơn để sống, phơi khô hoặc ngâm nước vo gạo.

Bệnh u não ở trẻ em

Trong số các loại khối u ở trẻ em thì u não là nguyên nhân gây tử vong hay gặp nhất. U não trẻ em thường là u nguyên phát, hiếm có u thứ phát. Ở trẻ em, u não là loại u đặc hay gặp nhất và là loại u đứng hàng thứ hai sau bệnh ung thư máu, trong khi u não nguyên phát ở người lớn chỉ đứng hàng thứ 8.

Người cao tuổi phải rất thận trọng khi dùng thuốc

Người cao tuổi (NCT) 60 hay 65 tuổi trở lên chiếm một tỉ lệ không lớn trong dân số (12%) nhưng số lượng thuốc nói chung sử dụng cho đối tượng này lại không nhỏ (50%). Và đặc biệt, tỷ lệ tai biến gây ra do thuốc lại thường gặp ở NCT nhiều hơn so với các lứa tuổi khác dưới 60. Các biểu hiện lâm sàng thường gặp ở NCT do tác dụng phụ (ADR) của thuốc như: bồn chồn bất an, té ngã, trầm cảm, lú lẫn, rối loạn nhận thức, táo bón, tiểu tiện không kiểm soát, hội chứng ngoại tháp, rối loạn hoạt động tình dục, mất ngủ…

Hội nghị chuyên đề can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV tại tỉnh Hoà Bình

(HBĐT) - Ngày 30/9, Dự án phòng chống HIV/AIDS khu vực châu Á tại Việt Nam đã tổ chức hội nghị chuyên đề can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV tại tỉnh Hoà Bình với sự tham dự của đại diện đơn vị hỗ trợ Dự án khu vực, Ban quản lý Dự án Trung ương; Văn phòng thường trực PCMT - Bộ Công an,

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục