Ở huyện Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng) cách thủ đô cả nghìn cây số, có một vùng đất do người Hà Nội vào sinh sống, lập nghiệp. Dịp Đại lễ, hàng chục nghìn người gốc Tràng An ở vùng kinh tế mới nao lòng nhớ về nơi chôn nhau cắt rốn.

 

Chị Kim Thoa, chủ hàng bánh cuốn Thanh Trì đã sống ở vùng đất Lâm Hà gần 30 năm cho biết, đi xa quê gần nửa cuộc đời nhưng lúc nào chị vẫn cố giữ nếp gia đình theo phong cách của người Hà Nội gốc. "Những ngày này Thủ đô rộn ràng mừng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, lại đúng vào mùa thu khiến tôi nhớ quá những lá vàng rụng đầy đường, lộc vừng đằm thắm ở hồ Gươm", chị tâm sự.

Bún chả Hà Nội ở lễ hội "Thăng Long nghìn năm thương nhớ" tại Lâm Hà, Lâm Đồng. Ảnh: Q.D.

Gia đình chị Thoa 3 đời làm nghề bánh cuốn ở Thanh Trì. Vào Lâm Hà lập nghiệp, chị cũng nối nghiệp nhà, dùng bánh cuốn gia truyền để làm kế sinh nhai. Hương vị các món ăn của chị đều giữ nguyên gốc Hà Nội.

Dịp này chị nhất định đưa món bánh cuốn Thanh Trì tham dự lễ hội "Thăng Long nghìn năm thương nhớ" được cộng đồng người Hà Nội tại Lâm Hà tổ chức. Chị Thoa trầm tư: "Khách thưởng thức rất đông, ai cũng nhớ về quê cha, chỉ tiếc là chúng tôi vì công ăn việc làm nên không thể về Hà Nội dự lễ được".

Tuy cách xa hàng nghìn km, nhưng du khách đều ấm lòng khi chứng kiến cảnh tái hiện các hoạt động văn hóa của thủ đô tại đây.

Nhiều kỷ niệm mang theo trong quá trình người dân di cư lập nghiệp ở vùng quê mới, các hiện vật về văn hóa như gia phả, dụng cụ phục vụ cúng tế, trang phục, nhạc cụ... cũng được người Hà Nội giới thiệu với cao nguyên một cách trân trọng.

Không thể thiếu là những món ăn đậm chất Hà Thành, từ bình dân như hàng nước chè, bánh cuốn Thanh Trì, chè Bưởi, bún chả cá, phở bò, thịt chó Nhật Tân; đến những món thuộc về quốc hồn quốc túy như phở, bún mọc...

Những người Hà Nội xa quê ở Lâm Hà quây quần nhau quanh bàn nước chè, thuốc lào, hồi tưởng lại thuở sống nơi chôn nhau cắt rốn. Ảnh: Q.D.

Đưa bạn đi xe lễ hội, anh Thành xuất thân ở Hàng Đào phố cổ, hào hứng giới thiệu một Hà Nội thu nhỏ tại vùng đất cao nguyên với ca trù, hát xẩm, chầu văn; triển lãm hình ảnh, hiện vật về văn hóa Hà Nội; những tác phẩm văn, thơ, nhạc tiêu biểu đặc sắc viết về Hà Nội, đến các sản phẩm văn hóa đặc trưng như gốm Bát Tràng, tranh Hàng Trống…

"Đến lễ hội ở Lâm Hà, tôi như sống lại tình cảm nồng nàn Hà Nội trong tim, như đang ở giữa thủ đô những ngày kỷ niệm đặc biệt này", anh Thành bày tỏ.

 

                                                                               Theo VnExpress

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục