Hoạt động tuyên truyền vận động được đẩy mạnh trong các chiến dịch
(HBĐT) - Chiến dịch Tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đợt II của tỉnh ta được triển khai trong thời gian từ 01/06 đến hết ngày 30/10 trên địa bàn 80 xã vùng đông dân, vùng có mức sinh cao và vùng khó khăn của 11 huyện, thành phố.
Chiến dịch đợt II sẽ triển khai ở những xã chưa triển khai trong đợt I và bổ sung thực hiện chiến dịch lượt II tại các xã chưa hoàn thành chỉ tiêu chiến dịch đợt I. Tại các xã, chiến dịch sẽ được tổ chức trong thời gian 8 ngày bao gồm các hoạt động chính như: tổ chức hoạt động tuyên truyền, tư vấn, vận động đối tượng, lập danh sách đối tượng đăng ký thực hiện các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ và tổ chức cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ ngay tại xã.
Kết quả thực hiện chiến dịch đợt I đã cho thấy trong khi gói dịch vụ phòng chống viêm nhiễm đường sinh sản được thực hiện tương đối tốt, đảm bảo kế hoạch đề ra thì gói dịch vụ kế hoạch hoá gia đình lại có một số chỉ tiêu chưa đảm bảo. Cụ thể, trong số 6 biện pháp tránh thai hiện đại được áp dụng chỉ có một số biện pháp đạt kế hoạch như thuốc viên, bao cao su, thuốc tiêm, thuốc cấy còn hai biện pháp là đình sản và đặt dụng cụ tử cung thì chưa đạt kế hoạch đặt ra. Đặc biệt là biện pháp đình sản chỉ có huyện Đà Bắc thực hiện 50 ca, huyện Lương Sơn 5 ca, tất cả các huyện còn lại đều không thực hiện được. Đồng chí Nguyễn Văn Thanh - Trưởng phòng DS - KHHGĐ và Truyền thông - Giáo dục (Chi cục Dân số tỉnh) cho biết: “Đình sản là một biện pháp KHHGĐ hiện đại có nhiều ưu điểm như chỉ phải tiến hành 1 lần, hiệu quả cao, không ảnh hưởng đến sinh lý, kinh phí việc thực hiện được hỗ trợ. Với những cặp vợ chồng có bố mẹ nhiễm chất độc da cam, đã sinh con bị nhiễm chất CĐDC thì đây là một biện pháp phù hợp và hiệu quả hơn cả. Còn biện pháp đặt DCTC thì từ khi triển khai (năm 1961) đến nay đã cho thấy đây là một biện pháp cực kỳ an toàn, tiện lợi, tác dụng lâu dài (5 - 10 năm) và nếu muốn có con thì khi tháo ra sẽ có thể có ngay. Tuy nhiên, phần vì hiện nay có nhiều biện pháp tránh thai khác, phần vì tâm lý e ngại nên việc thực hiện 2 biện pháp này chưa đạt kết quả như mong đợi”.
Rút kinh nghiệm từ kết quả này, chiến dịch đợt II đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cả về nhân lực, vật lực, đặc biệt là công tác tuyên truyền trước khi triển khai chiến dịch. Đẩy mạnh việc tuyên truyền bằng các hình thức nói chuyện chuyên đề nhóm đối tượng, chiếu phim, văn nghệ quần chúng, mít tinh cổ động, phát tờ rơi.... Đặc biệt coi trọng hệ thống truyền thanh xóm, xã trong tuyên truyền, vận động và cung cấp các bản tin phát nhiều lần trong ngày. Huy động CTV dân số và các đoàn thể tại xã tổ chức tuyên truyền, vận động nhóm nhỏ, vận động trực tiếp tại hộ gia đình các đội tượng trong diện vận động thực hiện KHHGĐ. Tránh tính trạng như trong chiến dịch I, có xã phải vay thuốc để thực hiện chiến dịch, hoặc chậm tiến độ do chờ đấu thầu, chiến dịch II được xây dựng kế hoạch từ rất sớm, đảm bảo thuốc thiết yếu và phương tiện tránh thai được cung cấp đến xã đầy đủ. Tính đến ngày 1/9, đã có 5/11 huyện, thành phố (31 xã, phường) hoàn thành chiến dịch. Kết quả việc triển khai chiến dịch đợt II trên địa bàn 5 huyện này đã có nhiều chuyển biến hơn so với đợt I. Nhìn chung, cả 5 huyện thực hiện xong chiến dịch đợt II đều đã đảm bảo 90% các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản thuộc xã chiến dịch được cung cấp thông tin, tư vấn nâng cao hiểu biết về SKSS/KHHGĐ; điều trị phụ khoa thông thường cho 90% đối tượng đăng ký sử dụng biện pháp KHHGĐ phát hiện mắc bệnh phụ khoa tại xã triển khai chiến dịch.
Hiện nay, một số huyện như Mai Châu, Kim Bôi đang triển khai chiến dịch đợt II; các huyện còn lại sẽ tiếp tục thực hiện trong tháng 10, phấn đấu đảm bảo đúng tiến độ và hoàn thành tốt các chỉ tiêu đã đề ra.
Dương Liễu
(HBĐT) - Bệnh viện đa khoa huyện Tân Lạc có 6 bác sĩ, trong đó có 1 bác sĩ chuyên khoa định hướng phụ sản , 3 bác sĩ có thể mổ lấy thai, mổ cắt tử cung bán phần và thực hiện các cấp cứu sản phụ khoa khác. Tại khoa Ngoại - Sản có 23 giường bệnh nhưng thực tế luôn có trên 30 bệnh nhân điều trị tại khoa mỗi ngày. Phụ trách khoa có 1 bác sĩ, 2 nữ hộ sinh đều đã được đào tạo Chuẩn Quốc gia các dịch vụ chăm sóc SKSS.
(HBĐT) - Trong 4 ngày từ 27 – 30/9, Chi cục DS – KHHGĐ tỉnh đã phối hợp với Văn phòng Marie Stopes Nghệ An (MSIN Nghệ An) tổ chức 2 lớp tập huấn truyền thông chuyển đổi hành vi về DS – KHHGĐ cho 50 cán bộ chuyên trách dân số thuộc địa bàn 11/11 huyện thị.
(HBĐT) - Những năm gần đây, hệ thống truyền thông giáo dục sức khoẻ (GDSK) của tỉnh đã và đang được hoàn thiện và phát triển với một Trung tâm truyền thông GDSK tuyến tỉnh, 26 tổ truyền thông, 11 phòng truyền thông tuyến huyện, thành phố (trực thuộc các Trung tâm y tế dự phòng tuyến huyện, thành phố); 2.083 y tế thôn bản. Sự ra đời của các phòng truyền thông GDSK tuyến huyện, thành phố đã khẳng định một bước tiến quan trọng trong công tác truyền thông GDSK.
Rất nhiều người bệnh cần thay van tim nhưng không thể phẫu thuật (vì già yếu, nguy cơ tử vong ngay trên bàn mổ…) nay có cơ hội thay van tim mà không cần mở lồng ngực. Chỉ mất 15 phút, van động mạch chủ được thay, bệnh nhân xuất viện sớm
Thường sơn tên khoa học là Dichroa febrifuga, bộ phận dùng làm thuốc của thường sơn là rễ, thu hái vào tháng 8-10 rửa sạch, phơi khô, thái nhỏ, để sống hoặc tẩm rượu sao sẽ được tửu thường sơn. Theo đông y thuốc có vị đắng, không mùi, tính hàn. Thường sơn được chế biến sao vàng sẽ không gây nôn và ít độc hơn thường sơn để sống, phơi khô hoặc ngâm nước vo gạo.
Trong số các loại khối u ở trẻ em thì u não là nguyên nhân gây tử vong hay gặp nhất. U não trẻ em thường là u nguyên phát, hiếm có u thứ phát. Ở trẻ em, u não là loại u đặc hay gặp nhất và là loại u đứng hàng thứ hai sau bệnh ung thư máu, trong khi u não nguyên phát ở người lớn chỉ đứng hàng thứ 8.