Theo ước tính của Bộ Y tế, tính đến ngày 31-12-2009, số người nhiễm HIV hiện còn sống trong cả nước là 160.019 trường hợp. Hơn 50% số người nhiễm HIV/AIDS tập trung ở nhóm thanh niên trong độ tuổi từ 20 đến 29. Theo đánh giá của Bộ Y tế, đại dịch HIV/AIDS có xu hướng gia tăng qua quan hệ tình dục khác giới, đồng giới và đa dạng hóa đối tượng nhiễm ở nhiều ngành nghề khác nhau.

 

Ðáng chú ý, đến nay dịch đã lan ra toàn quốc, có mặt ở 63/63 tỉnh, thành phố, hơn 97,53% quận, huyện, hơn 70,51% số xã, phường. Kết quả một nghiên cứu gần đây về tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS và các hành vi lây  nhiễm HIV/AIDS trong một số nhóm đồng bào dân tộc thiểu số cho thấy, tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS ở đồng bào dân tộc thiểu số có nơi lên tới 3,3%. Hầu hết các khu vực  đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống lại có nhiều nguy cơ làm lây lan HIV/AIDS, nhưng nhận thức của người dân về nguy cơ làm lây lan  còn hạn chế.

Theo Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) Chu Quốc Ân, can thiệp giảm tác hại hiện nay được  coi là "quả đấm thép" để hạn chế lây nhiễm HIV/AIDS. Các biện pháp  can thiệp giảm tác hại là cung cấp và hướng dẫn sử dụng bao cao-su, bơm kim tiêm sạch và điều trị bằng thuốc thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện. Trong những năm qua, chương trình can thiệp giảm tác hại đã  triển khai 1.522/11.014 xã của 218/696 huyện (chiếm 13,7% số xã, 31,3% số huyện), hơn 46 tỉnh, thành phố triển khai chương trình bơm kim tiêm. Trong năm 2009 có 25.273.162 đối tượng nghiện ma túy tham gia chương trình và số bơm kim tiêm phát miễn phí là 25.311.580 chiếc. Bơm kim tiêm phân phát cho người nghiện ma túy qua mạng lưới tuyên truyền viên đồng đẳng, các cơ sở y tế, các địa điểm cố định. Năm 2009, đã thu hút 6.636 tuyên truyền viên đồng đẳng và 8.582 cộng tác viên tham gia hoạt động can thiệp giảm tác hại. Chương trình bơm kim tiêm đã góp phần làm giảm tỷ lệ sử dụng chung bơm kim tiêm trong nhóm người nghiện chích ma túy, giảm tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy từ 29,35% năm 2002 - 2003 xuống còn 19,66% năm 2009. Chương trình bao cao-su đã triển khai tại 363 huyện, hơn 57 tỉnh, thành phố. Bao cao-su được  phát miễn  phí cho người bán dâm, người đồng tính, dân di biến động, người nhiễm HIV/AIDS... qua mạng lưới tuyên  truyền viên đồng đẳng, qua các  cơ sở  y tế. Bên cạnh đó, từ tháng 4-2009, chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone đã được triển khai thí điểm tại các TP Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh. Tính đến tháng 12-2009, đã triển khai tại sáu cơ sở điều trị của TP Hải  Phòng và TP Hồ Chí Minh, điều trị cho hơn 1.685 người bệnh. Tất cả người bệnh điều trị đều an toàn, hiện nay chưa có bệnh nhân tử vong do điều trị quá liều.


Tuy nhiên,  cho đến thời điểm này, khái niệm về can thiệp giảm tác hại vẫn còn mới với người dân, nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, dẫn đến sự hiểu biết không đầy đủ, thậm chí chưa đúng về mục đích của chương trình. Ðây là một rào cản lớn cho chương trình can thiệp giảm tác hại, nhất là đối với chương trình trao đổi bơm kim tiêm. Sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người nghiện ma túy và người bán dâm, người nhiễm HIV/AIDS, người tái hòa nhập cộng đồng đã làm cho hoạt động triển khai can thiệp giảm tác hại  gặp nhiều khó khăn.  Việc phối hợp liên ngành trong triển khai các hoạt động can thiệp giảm tác hại chưa thật sự mạnh mẽ, sự phối hợp giữa các ngành chưa chặt chẽ, nhất là tuyến tỉnh, huyện, xã... Ðáng chú ý, thiếu nguồn đầu tư là lý do cơ bản trong việc triển khai chương trình can thiệp. Chương trình can thiệp hiện nay dựa chủ yếu vào các nguồn viện trợ và hầu như không có ngân sách địa phương nào đầu tư cho công tác này. Công tác quản lý và thống kê số liệu người nghiện ma túy trên nhiều địa bàn còn thấp hơn nhiều so với số thực tế. Khó khăn khi tiếp cận các dịch vụ can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS đối với những nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ cao. Chế độ, chính sách dành cho các tuyên truyền viên đồng đẳng và cộng tác viên trực tiếp tham gia chương trình hầu như chưa có ngoài phụ cấp của các dự án.


Theo Cục trưởng phòng chống HIV/AIDS TS Nguyễn Thanh Long, đối với Chương trình can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS sẽ tiếp tục duy trì điều trị Methadone tại chín điểm và thiết lập mới 23 cơ sở điều trị tại mười tỉnh, thành phố (Thái Nguyên, Ðiện Biên, Hà Nội, Hải Dương, Nam Ðịnh, Thanh Hóa, Hải Phòng, Ðà Nẵng, TP  Hồ Chí Minh, Quảng Ninh) vào cuối năm. Ðẩy mạnh hơn nữa chương trình trao đổi bơm kim tiêm và phát bao cao-su; duy trì mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn xét nghiệm tự nguyện trên toàn quốc, nghiên cứu áp dụng mở rộng mô hình tư vấn xét nghiệm tự nguyện lưu động. Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin giáo dục và truyền thông  phòng, chống HIV/AIDS tới tất cả các cấp, các ngành và người dân, nhất là những người dân sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các nhóm có hành vi nguy cơ cao.


                                                                                  Theo NLĐ

Các tin khác


Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Đảm bảo an ninh, an toàn vệ sinh thực phẩm

Xác định công tác an toàn thực phẩm (ATTP) là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người dân, thời gian qua, các ngành, các cấp đã tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm trong sản xuất, kinh doanh…, góp phần nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn.

Áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh

Sau một tháng khoa Bảo vệ sức khỏe cán bộ tỉnh thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình chính thức đi vào hoạt động, công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh tại bệnh viện dần đi vào nền nếp, chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu trong tình hình mới.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Chúng ta rất thận trọng khi triển khai tiêm vaccine COVID-19

Trước thông tin từ tờ Telegraph (Anh) về việc vaccine AstraZeneca phòng COVID-19 đang bị cáo buộc gây ra tác dụng hiếm gặp có khả năng dẫn đến đông máu, ngày 3/5, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, đây là tác dụng phụ mà khi Việt Nam tổ chức tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca cũng đã được cảnh báo.

Tận tâm chăm sóc sức khoẻ nhân dân

Thời gian qua, ngành Y tế tỉnh Hòa Bình nỗ lực triển khai các giải pháp, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng yêu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của người dân thông qua việc tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị; triển khai các dịch vụ kỹ thuật trong khám, chữa bệnh (KCB); xây dựng phong cách phục vụ văn minh, thân thiện; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý KCB, hướng tới sự hài lòng của người dân.

Nắng nóng cao điểm, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh quá tải bệnh nhân 

Trong đợt nóng lần này, Hòa Bình là một trong những nơi thuộc vùng tâm nóng; 3 ngày qua (27 - 29/4), nhiệt độ luôn ở mức cao từ 39 - 42 độ C, có nơi xấp xỉ 43 độ C. Nắng nóng khiến nhiều người dân trong tỉnh phải nhập viện cấp cứu, dẫn đến quá tải tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục