Nhà khoa học Anh từng hoàn thiện phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm được trao giải Nobel Y học năm nay.

 

Robert Edwards chơi cùng hai đứa trẻ được thụ tinh trong ống nghiệm. Ảnh: AP.
Robert Edwards chơi cùng hai đứa trẻ được thụ tinh trong ống nghiệm. Ảnh: AP.

AP cho biết, Robert Edwards, 85 tuổi và là giáo sư danh dự của Đại học Cambridge tại Anh, là chủ nhân của giải Nobel Y học thứ 101. Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm của ông đã dẫn tới sự ra đời của khoảng 4 triệu người trên thế giới.

"Ngày nay tầm nhìn của Robert Edwards trở thành hiện thực và mang đến niềm vui cho những người không có khả năng sinh con trên khắp hành tinh", Ủy ban Giải Nobel tuyên bố trong cuộc họp báo tại Stockholm, Thụy Điển hôm qua.

Với kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), người ta lấy một trứng từ cơ thể phụ nữ rồi cho nó kết hợp với tinh trùng trong phòng thí nghiệm. Sau 4 tới 5 ngày, chúng được cấy vào tử cung để phát triển thành bào thai. Ngày nay xác suất để phụ nữ có thai sau một lần thụ tinh trong ống nghiệm là một phần năm, gần bằng xác suất có thai tự nhiên.

Ngày 25/7/1978, đứa trẻ đầu tiên trên thế giới được tạo ra bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm đã chào đời. Đó là Louise Brown. Trước đó bố mẹ của Louise Brown đã cố gắng thụ thai trong suốt 9 năm mà không đạt được kết quả.

Robert Edwards chào đời tại thành phố Manchester, Anh và từng tham gia Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự ông học Sinh học tại Đại học Wales, thành phố Bangor, xứ Wales. Ông lấy bằng tiến sĩ tại Đại học Edinburgh, Scotland vào năm 1955. Ba năm sau Edwards làm việc cho Viện nghiên cứu y học quốc gia Anh tại thành phố London. Tại đây ông bắt đầu nghiên cứu quá trình thụ tinh ở người. Edwards từng phát hiện ra rằng trứng của thỏ có thể kết hợp với tinh trùng trong ống nghiệm. Ông cho rằng nếu trứng và tinh trùng của người có thể kết hợp với nhau trong ống nghiệm thì đây sẽ là một trong những phương pháp điều trị vô sinh.

Năm 1963 Edwards bắt đầu giảng dạy tại Đại học Cambridge, nơi ông có nhiều điều kiện để nghiên cứu kỹ thuật thụ tinh nhân tạo. 5 năm sau, ông cùng với Patrick Steptoe, một bác sĩ sản khoa của bệnh viện Oldham, hoàn thiện phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Tuy nhiên, phát minh của họ vấp phải sự phản đối và kỳ thị của cả cộng đồng tôn giáo và khoa học.

Ngày nay phương pháp thụ tinh nhân tạo được coi là một trong những thành tựu y học quan trọng nhất của thế kỷ 20. Steptoe đã qua đời vào năm 1988 nên giờ đây chỉ có một mình Edwards nhận giải Nobel.

 

                                                                          Theo VnExpress

Các tin khác

Đội ngũ cán bộ y tế cơ sở ở xã Ân Nghĩa đã cơ bản đáp ứng yêu cầu công tác khám chữa bệnh cho nhân dân địa phương
Bộ Y tế khuyến cáo bác sĩ thận trọng khi kê thuốc trị đái tháo đường có chứa Rosiglitazone vì nó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Thực hiện có hiệu quả Chương trình can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS

Theo ước tính của Bộ Y tế, tính đến ngày 31-12-2009, số người nhiễm HIV hiện còn sống trong cả nước là 160.019 trường hợp. Hơn 50% số người nhiễm HIV/AIDS tập trung ở nhóm thanh niên trong độ tuổi từ 20 đến 29. Theo đánh giá của Bộ Y tế, đại dịch HIV/AIDS có xu hướng gia tăng qua quan hệ tình dục khác giới, đồng giới và đa dạng hóa đối tượng nhiễm ở nhiều ngành nghề khác nhau.

Đẩy mạnh việc triển khai chiến dịch Tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đợt II năm 2010.

(HBĐT) - Chiến dịch Tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đợt II của tỉnh ta được triển khai trong thời gian từ 01/06 đến hết ngày 30/10 trên địa bàn 80 xã vùng đông dân, vùng có mức sinh cao và vùng khó khăn của 11 huyện, thành phố.

Chưa tìm thấy virus mới gây sốt xuất huyết

Các nhà dịch tễ của VN đã phân lập được nhiều trường hợp sốt do virus Chikungunya. Bệnh này do muỗi vằn Aedes albopictus truyền và có biểu hiện giống sốt xuất huyết

Vì sao kiêng muối mà vẫn mắc bệnh tim mạch?

Vì sợ bệnh tim mạch nên nhiều người kiêng cữ muối ác liệt. Điều này có phần đúng vì nếu 1g muối ăn giữ đến 100g nước thì con tim đương nhiên đến lúc nào đó sẽ khó tránh khỏi mệt cầm canh, huyết áp làm sao ở yên tại chỗ?

Phát hiện sớm, can thiệp nhanh trong đối phó dịch, bệnh

Những năm gần đây, nhiều dịch bệnh mới bùng phát và diễn biến rất phức tạp, như SARS, cúm gia cầm A (H5N1) trên người, cúm A (H1N1) đại dịch...

Người Hà Nội xa xứ giữ nếp quê

Ở huyện Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng) cách thủ đô cả nghìn cây số, có một vùng đất do người Hà Nội vào sinh sống, lập nghiệp. Dịp Đại lễ, hàng chục nghìn người gốc Tràng An ở vùng kinh tế mới nao lòng nhớ về nơi chôn nhau cắt rốn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục