Bệnh nhân ngộ độc điều trị tại đơn vị chống độc thuộc Khoa Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy

Bệnh nhân ngộ độc điều trị tại đơn vị chống độc thuộc Khoa Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy

Không ít đấng mày râu tin rằng có thuốc giải độc rượu, bia. Thực tế hoàn toàn không có thuốc nào giúp uống rượu vẫn tỉnh như không mà sức khỏe toàn vẹn

 

Thời gian gần đây rộ lên tình trạng nhiều người truyền tai nhau vô tư “nhậu tới bến” mà không xỉn, nhờ uống thuốc giải rất dễ mua trên thị trường. Ở không ít tiệc cưới, bàn nhậu, nhiều “bợm” (đa số tầm 30-40 tuổi) đã sử dụng thuốc giải trước khi nhập cuộc.

 
Một lần là tởn
 
Mới đây, anh N.H.L (ngụ quận 10-TPHCM) bị một phen hú vía. Do công việc của một nhân viên kinh doanh phải thường xuyên tiếp khách ở nhà hàng nên anh rất buồn vì tửu lượng thấp, công việc nhiều lúc vì vậy mà kém suôn sẻ. 
 
Được anh xe ôm gần nhà bày chiêu chống xỉn bằng cách uống hai viên Paracetamol trước khi nhập cuộc, anh L. dùng thử vào buổi liên hoan cùng chiến hữu sau đó vài ngày.
 
Lúc đầu, dù uống lượng bia nhiều hơn bình thường nhưng vẫn cảm thấy còn khí thế, nghĩ thuốc giải đã có tác dụng nên L. gắng làm thêm vài chai nữa, không ngờ chỉ gắng thêm được đúng một chai là lăn đùng, bất tỉnh, bạn bè phải đưa ngay vào bệnh viện cấp cứu.
 
Tại bệnh viện, các bác sĩ xác định L. bị ngộ độc thuốc, tổn thương chức năng gan, nhiễm độc, xuất huyết bao tử, điều trị mất gần 10 ngày sức khỏe mới hồi phục. “Chưa bao giờ tôi tới mức độ này. Tởn tới già rồi, tưởng đâu thuốc giải ai ngờ...”- L. vẫn chưa hết bàng hoàng.
 
Còn anh T.Đ.T (ngụ quận Tân Phú), qua giới thiệu của vài chiến hữu đã làm quen thử với “bửu bối” là thuốc ME-21. Anh T. cho biết trước và trong mỗi lần nhậu, anh “chơi” 2 viên ME-21 là có cảm giác uống hoài hổng thấy say, không nhức đầu, lên đô.
 
Thế nhưng sau một lần ngộ độc thuốc ME-21, T. thấm thía nhớ đời. Bữa đó, sau cuộc nhậu, chẳng những đau bụng suốt ngày mà người anh rơi vào trạng thái cứ vật vờ, cảm giác như đi trên mây, nôn ợ rồi chán ăn cả tuần, bỏ bê công việc.
 
Chỉ hỗ trợ dinh dưỡng
 

Thật là nguy hiểm

Cũng theo PGS-TSNguyễn Hữu Đức, những thứ thuốc hoặc chế phẩm này thực chất chỉ là thuốc hỗ trợ chữa nghiện rượu, phụ trợ điều trị nhiễm độc gan do rượu chứ không phải thần dược giúp phòng và triệt tiêu tác hại của rượu. Nhiều người dùng thuốc giảm đau hạ sốt như Aspirin, Paracetamol khi uống rượu để giảm đau đầu rồi nhầm tưởng là thuốc giải thì quả thật là nguy hiểm. Aspirin có tác dụng phụ là làm tổn hại niêm mạc dạ dày-tá tràng, đưa đến viêm loét, nếu uống chung với rượu thì cực kỳ tai hại vì có thể gây xuất huyết tiêu hóa. Còn Paracetamol làloại thuốc có độc tính, ít người biết là hại gan rất dữ. Dùng Paracetamol chung với bia, rượu sẽ làm gan nhiễm độc, hoại tử tế bào gan...

Theo tìm hiểu của chúng tôi, một số loại thuốc được truyền tai nhau coi là “bửu bối” giải rượu, bia hiện nay là Tylenol, ME-21, RU-21, Mewol-21. Thậm chí các loại thuốc trị cảm sốt như Paracetamol, Decolgen, Aspirin... cũng được dùng khá nhiều. Tại các nhà thuốc đều bán những loại thuốc này với giá chỉ 3.000 - 4.000 đồng/viên hoặc 10.000 đồng/vỉ. Gần đây nhất, trên thị trường xuất hiện loại thuốc có tên là Voskyo-3, được dân nhậu ví như là loại thuốc giải “thần sầu”, uống rượu vô tư vẫn “tỉnh như sáo”.
 
Theo PGS-TS Nguyễn Hữu Đức, giảng viên Trường ĐHY Dược TPHCM, hiện không ít đấng mày râu tin rằng có thuốc giải độc rượu, bia và dùng những thứ này sẽ trở thành cao thủ võ lâm. Nên nhớ hoàn toàn không có thuốc nào giúp uống rượu mà tỉnh như không và sức khỏe toàn vẹn.
 
Các loạiviên giải rượu RU-21, ME-21, Mewol-21, Tylenol, Pamin, Aspirin, Paracetamol có mặt trên thị trường có chứa một số vitamin (như B1, B6, PP) và một số axít... Đây là những chất cơ thể sử dụng để chuyển hóa rượu, chỉ có tác dụng hỗ trợ dinh dưỡng chứ chưa có tài liệu nào chứng minh tác dụng bảo vệ hoặc phục hồi cơ quan dễ bị rượu, bia làm tổn hại, nhất là gan.
 
Theo nhiều chuyên gia y tế khác, hai cơ quan chịu đựng nhiều nhất tác hại của bia, rượu là hệ thần kinh trung ương và gan. Rượu, bia vốn là thứ không tốt cho gan. Nếu dùng chung với thuốc giải thì gan sẽ làm việc với cường độ tăng nhiều lần để thải độc tố. Dùng lâu dài, các loại thuốc giải rượu, bia có thể gây bệnh về gan, viêm loét bao tử, ngộ độc dẫn đến tử vong.
 
 
 
                                                                 Theo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Khám chữa bệnh mũi xoang cho trẻ.
Tăm hương ngâm hóa chất gây nguy hại cho sức khỏe con người.

Người bệnh tim với những ngày trở gió

Mọi người cần hết sức lưu ý với thời tiết trở lạnh vì nếu cơ thể không được giữ đủ ấm sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nhất là với người bệnh tim mạch, trẻ em, người lớn tuổi.

5 phương pháp “đo” sức khỏe

Bạn lo lắng về sức khỏe của mình? Bạn không muốn “tự dưng” đến bệnh viện để khám? Vậy hãy thực hiện phương pháp kiểm tra sức khỏe sau đây xem sức khỏe của bạn đang ở trong tình trạng nào nhé.

Bệnh viện nội tiết Hòa Bình: Điều tra dịch tễ học tại xã Dũng Phong(Cao Phong)

(HBĐT) - Bệnh viện Nội tiết tỉnh Hòa Bình và Trung tâm Y tế dự phòng huyện Cao Phong vừa tổ chức cuộc điều tra dịch tễ học trẻ dưới 10 tuổi và điều tra bà mẹ có con dưới 5 tuổi sử sụng muối Iôt, đồng thời khám sàng lọc các bệnh nhân bướu cổ tại xã Dũng Phong, huyện Cao Phong.

Đà Nẵng: Sốt xuất huyết tăng cao

Chỉ riêng 2 tuần đầu tiên của tháng 10, TP Đà Nẵng có thêm 256 ca mắc sốt xuất huyết, nâng tổng số bệnh nhân từ đầu năm đến nay lên gần 3.000 ca

Siết chặt quản lý, giá thuốc vẫn tăng

Ngày 17-10, Cục Quản lý dược cho biết, hiện nay dự thảo thông tư liên tịch về quản lý giá thuốc thay thế Thông tư liên tịch số 10-2007 đang được soạn thảo theo hướng tăng cường trách nhiệm và quản lý giá thuốc hơn nữa.

Chủ động phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Thừa Thiên - Huế: Mỗi ngày có từ 10 đến 15 bệnh nhân phải nhập viện do sốt xuất huyết (SXH). Nguyên nhân do đợt mưa lũ kéo dài đã tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi gây bệnh phát triển. Ngành y tế tỉnh đang đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức phòng dịch SXH cho người dân, nhất là vùng bị ngập lụt như tập trung diệt bọ gậy; không để nước mưa ứ đọng trong các vật dụng chum, vại... Những xã, phường đã bùng phát dịch SXH sẽ xử lý trên diện rộng làm ba đợt; tập trung xử lý ở những ổ dịch tại thành phố Huế và thị xã Hương Thủy... Từ đầu năm đến nay, Thừa Thiên - Huế đã có hơn 1.000 ca sốt xuất huyết, trong đó có 2 người tử vong. Tỉnh đã trích ngân sách 5 tỷ đồng để hỗ trợ công tác phòng dịch sốt xuất huyết như mua hóa chất, phương tiện, tuyên truyền...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục