Thuốc (kháng sinh) con nhộng thường rất đắng, ở trẻ hơi lớn nhưng sợ uống thuốc và nuốt thuốc viên chưa giỏi, nếu cho uống thuốc theo cách: lấy 1 cái muỗng cỡ vừa miệng bé, cho 1 lớp yaourt đủ dày lên, cho một ít thuốc bột trong con nhộng thật khéo sao cho gọn ngay vào giữa, cho một lớp yogurt đủ dày lên và cho trẻ ăn. Như thế có được không? (Th.Hả, Q.11-TPHCM)

 

Trả lời:
 

Dạng thuốc con nhộng (capsule) chứa kháng sinh nếu uống nguyên cả viên thì không gây đắng bởi vì vỏ nang che bọc làm cho miệng lưỡi không tiếp xúc trực tiếp với thuốc. Trên nguyên tắc, mở viên nang để lấy thuốc bột ra uống là việc không nên làm.
 
Hiện nay, có nhiều thuốc đã được sản xuất ở dạng lỏng có mùi vị thơm ngon, có thể làm giảm bớt hoặc che mất vị đắng của thuốc. Để trẻ em dễ uống thuốc, phụ huynh nên trao đổi với bác sĩ khám bệnh hoặc dược sĩ nhà thuốc cho trẻ được dùng thuốc ở dạng lỏng như hỗn dịch, nhũ dịch, dung dịch, si rô.
 
Còn đối với việc trộn thuốc vào thức ăn thức uống, đa số các nhà chuyên môn khuyên rằng không nên làm, vì mùi vị thơm ngon của thức ăn, thức uống sẽ hòa lẫn với mùi lạ của thuốc làm cho trẻ kén ăn hoặc trẻ nhạy cảm mùi vị sẽ từ chối thức ăn, thức uống có pha thuốc, dù đó là những thứ mà trước đây trẻ ưa thích. Đối với trẻ lớn hơn, trộn thuốc như thế sẽ khiến trẻ có cảm gáic bị đánh lừa và mất lòng tin ở cha mẹ.
 
Nhưng trong trường hợp bấc đắc dĩ, chỉ mua được thuốc kháng sinh ở dạng viên nang cho trẻ và trẻ quyết liệt không chịu uống nguyên viên thì có thể phải thực hiện cách cho thuốc vào thức ăn là sữa chua (yaourt) như phần câu hỏi đã nêu; tức là dùng muỗng cỡ vừa miệng bé, cho một lớp yogurt đủ dày lên, khéo léo cho một ít thuốc bột trong con nhộng vào ngay giữa, rồi cho một lớp lớp yogurt đủ dày lên rồi mới đút cho trẻ.
 
Xin được nhấn mạnh đây là cách làm bất đắc dĩ, nếu có thuốc kháng sinh ở dạng lỏng cho trẻ uống thì vẫn tốt hơn.
 
 
                                                                               Theo NLĐ

Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục