Lũ đã rút gần một tuần lễ, mặc dù trước, trong và sau lũ tỉnh Hà Tĩnh và ngành y tế đã tập trung cao nhất mọi lực lượng, phương tiện, huy động một cơ số thuốc, hóa chất khổng lồ để xử lý môi trường, nhưng dịch bệnh vẫn bùng phát.

 

Cán bộ Y tế tỉnh Hà Tĩnh đang tập trung cao độ để khám và cấp phát thuốc chữa bệnh cho người dân sau lũ

Tuy nhiên, do nhiều địa bàn ở Hà Tĩnh bị nước lũ ngâm sâu từ 2 đến hơn 5 mét trong một thời gian quá dài (trên 20 ngày), cộng với rác rưởi, bùn đất và đặc biệt là xác súc vật chết… càng khiến cho môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Sau lũ đến nay tổng số người dân bị mắc các loại dịch bệnh như: đau mắt đỏ, tiêu chảy, bệnh ngoài da, nước ăn chân… đang tăng nhanh.

Trao đổi với phóng viên Báo SGGP, sáng 28-10, bác sĩ Nguyễn Văn Hiến, Giám đốc Trung tâm y tế Dự phòng  tỉnh Hà Tĩnh nhấn mạnh: “Chưa bao giờ tỉnh Hà Tĩnh lại phải đối mặt với nguy cơ dịch bệnh lớn như hiện nay, môi trường bị ô nhiễm nặng, các mầm bệnh cũ ở vùng lũ tồn tại khắp nơi trong khi đó sức đề kháng của người dân suy giảm, vì vậy, sắp tới dịch bệnh càng có điều kiện bùng phát mạnh…”.

Theo Trung tâm y tế Dự phòng tỉnh Hà Tĩnh, cho đến sáng 28-10, toàn tỉnh đã xuất hiện 471 người bị tiêu chảy, 1.055 bị cảm cúm, 6.181 nước ăn chân, 2.038 đau mắt đỏ, hàng ngàn người bị viêm da và 22 người nghi sốt xuất huyết…

Bước đầu ngành y tế Hà Tĩnh đã chỉ đạo xử lý an toàn được 145.433 giếng nước sinh hoạt và 145.747 công trình vệ sinh cho nhân dân vùng lũ.

Bác sĩ Nguyễn Văn Hiến cho biết, Trung tâm y tế Dự phòng đã cấp cho 12 huyện, thị, thành phố 245.400 viên Cloramin B, 920.000 viên Aquatabs, hơn 9.000 kg Cloramin B, 19.500 gói ORS, 2.028 phèn chua… và đang đề nghị Cục Y tế dự phòng, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Cục khám chữa bệnh hỗ trợ cho tỉnh 2.000kg phèn chua, 4.000kg Cloramin B, 100.000 gói 0RS, 200 thùng dịch chuyền, 15 máy phun ULV, 200 lít Delta UK…

Trong ngày 28-10, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu cũng đã về thăm làm việc và trực tiếp chỉ đạo ngành y tế tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục tập trung cao độ khắc phục, xử lý môi trường, khống chế và không cho các dịch bệnh bùng phát trên diện rộng.

 

                                                                               Theo SGGP

Các tin khác


Sớm tháo gỡ tình trạng thiếu vắc xin, vitamin A và thuốc ARV

(HBĐT) - Cũng như nhiều tỉnh, thành phố, các địa phương trong tỉnh đang đối mặt với tình trạng thiếu các loại vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR), vitamin A và thuốc kháng HIV (ARV). Tỉnh đang trình Thủ tướng Chính phủ có phương án tháo gỡ khó khăn, đáp ứng nhu cầu của người dân.

Bộ Y tế yêu cầu tuân thủ quy định về hỗ trợ sinh sản

Yêu cầu này được Bộ Y tế đưa ra trước tình trạng buôn bán tinh trùng, noãn, phôi, mang thai hộ vì mục đích thương mại tại một số địa phương.

Nắng nóng kéo dài, bệnh nhân nhập viện có xu hướng gia tăng

Thời tiết nắng gắt kéo dài trong nhiều ngày khiến số bệnh nhân nhập viện tăng lên rõ rệt, trong số này đa phần là người già và trẻ em.

Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu vaccine

Do thiếu vaccine nên trong năm 2022, hầu hết tỷ lệ tiêm chủng vaccine trong Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) không đạt chỉ tiêu kế hoạch năm và thấp hơn năm 2021.

Bảo đảm chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với nhân viên y tế cơ sở, y tế dự phòng

Đoàn giám sát kiến nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết giám sát, trong đó nhấn mạnh việc cần nghiên cứu bảo đảm tiền lương, phụ cấp, chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với nhân viên y tế nói chung, nhân viên y tế cơ sở, y tế dự phòng nói riêng tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ và đặc thù công việc.

Ngộ độc sau khi ăn trứng cá hỏa tiễn

(HBĐT) - Ngày 27/5, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tiếp nhận và điều trị cho 6 người bị ngộ độc sau khi ăn trứng cá sấu hỏa tiễn. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục