Lãnh đạo Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh trao đổi với các đại biểu về cách phòng tránh bệnh Thalassemia
(HBĐT) - Ngày 28/10, tại Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện Kim Bôi, Chi cục DS - KHHGĐ tỉnh đã tổ chức hội nghị xây dựng cam kết thực hiện mô hình “ Tư vấn và kiểm tra sức khoẻ tiền hôn nhân”. Tham dự hội nghị có hơn 50 đại biểu thuộc ban quản lý mô hình các cấp và ban tổ chức thực hiện mô hình tại 3 xã Vĩnh Đồng, Đú Sáng, Nam Thượng (huyện Kim Bôi).
Mô hình “Tư vấn và kiểm tra sức khoẻ tiền hôn nhân” được bắt đầu triển khai trên địa bàn tỉnh từ quí III/2010. Các hoạt động của mô hình sẽ hướng đến mục đích là nâng cao chất lượng dân số, hạn chế tỉ lệ trẻ em sinh ra bị mắc bệnh. Đề án sẽ tập trung vào các hoạt động như: kiểm tra, tư vấn sức khoẻ cho thanh niên trước khi kết hôn.... Trong đó, tập trung chủ yếu vào việc phát hiện những người mang gen bệnh để hạn chế việc hai người mang gen bệnh kết hôn sẽ sinh ra con mắc bệnh Thalassemia.
Trước mắt, đề án sẽ được chọn triển khai thí điểm tại 3 xã Vĩnh Đồng, Đú Sáng và Nam Thượng (huyện Kim Bôi). Theo số liệu điều tra, ở 3 địa bàn này có đến 23% đối tượng nghiên cứu có gen bệnh, 18 người bị mắc bệnh Thalassemia thể nặng và 143 người mắc bệnh thể nhẹ. Trong cộng đồng người Mường nói chung có đến 12,5% người mang gen bệnh. Khi người bệnh mắc bệnh Thalassemia thể nặng sẽ phải truyền máu, thải sắt, cắt lách, điều trị hỗ trợ, ghép tuỷ, gen trị liệu... rất tốn kém. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả bằng cách chuẩn đoán trước sinh, phát hiện người mang gen và tư vấn cho hai người mang gen bệnh thì không nên kết hôn.
Ý thức được tầm quan trọng của việc phòng tránh bệnh Thalassemia, các đại biểu tham dự hội nghị đã cùng nhất trí thông qua một số vấn đề về việc thành lập, qui chế, nội dung và duy trì hoạt động câu lạc bộ “Chăm sóc SKSS/KHHGĐ và phòng bệnh Thalassemia”, bước đầu đưa mô hình đến với người dân.
Dương Liễu
Trong và sau lũ lụt, vùng nước ngập bị ô nhiễm rất nặng bởi phân, rác của chuồng trại gia súc, gia cầm; xác động, thực vật chết thối rữa; cống rãnh khuếch tán chất thải bẩn vào nước. Không thể sử dụng nguồn nước ô nhiễm đó cho sinh hoạt vì nguy cơ bùng phát bệnh dịch rất cao. Vì vậy việc xử lý nước dùng cho sinh hoạt, nấu ăn, tắm rửa là việc làm cấp thiết để bảo vệ sức khỏe nhân dân. Báo Sức khoẻ&Đời sống giới thiệu bài viết về cách xử lý nước.
Viêm mũi dị ứng (VMDƯ) là loại bệnh khá phổ biến, ngày càng gặp nhiều do công nghiệp phát triển. Có người chỉ bị VMDƯ theo mùa, có người bị quanh năm. Bệnh có ba biểu hiện chính là hắt hơi hàng tràng, ngạt tắc mũi, chảy nhiều nước mũi. Có thể kèm theo ngứa mắt, ngứa mũi...
(HBĐT) - Trong báo cáo sơ kết chiến dịch “Tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép chăm sóc SKSS/KHHGĐ đến vùng đông dân, vùng có mức sinh cao và vùng khó khăn đợt II năm 2010”, thành phố Hoà Bình nổi lên với những kết quả rất đáng ghi nhận.
Khi đã có con, các bậc cha mẹ nào cũng yêu thương và chăm con từng chút một. Tuy nhiên, không phải ai cũng để ý việc phòng ngừa tai nạn cho con mình, chỉ cần một sơ suất nhỏ của cha mẹ thì con cái có thể bị tai nạn đáng tiếc, cha mẹ lại cảm thấy có lỗi và dằn vặt dài dài.
Trong cuộc đời, mọi người đều từng trải qua cảm giác tim mình đập loạn nhịp trong một khoảnh khắc nào đó, tuy nhiên sự xuất hiện đó qua đi và không ảnh hưởng đến cuộc sống. Nhưng ở những người bị rối loạn nhịp nhanh thất thì nguy cơ đột tử có thể xảy ra chỉ trong vòng vài phút. Cấy máy phá rung hai buồng là bước đột phá hóa giải mối nguy này.
Mầm bệnh gây đau mắt đỏ thường là nhóm virus Adeno hoặc vi khuẩn nhóm Chlamydia vốn rất sẵn có trong môi trường nước bẩn, tù đọng. Hiển nhiên đây là bệnh lành tính, nhưng lây lan rất nhanh. Không dễ chịu gì nếu thiếu ăn, thiếu mặc, không có nhà ở lại phải gánh thêm bệnh đau mắt đỏ vào người.