"Thuốc này tốt lắm, lại không hại gì, uống vào là khỏi lo con hắt hơi, sổ mũi. Mỗi năm mình cho nhóc uống hai đợt, vào lúc giao mùa. Ở cơ quan mình, nhiều người dùng thuốc này cho con lắm", chị Thoa kể.

 
Theo lời chị Thoa (phố Vĩnh Phúc, Hà Nội), loại thuốc có khả năng "tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng các bệnh về tai mũi họng cực tốt" này là Broncho - Va... "Không tin, em cứ thử lên mạng tìm hiểu thêm. Có con nhỏ mà không biết đến thuốc này là hơi lạ đấy", chị nói thêm.
 
Lướt qua một số diễn đàn về chăm sóc trẻ trên internet như Bi...vn, Lamcha...com, Webtre....com, v.v... có thể thấy ngay chủ đề sử dụng Broncho - Va... cho trẻ được bàn luận rôm rả. Nhiều bà mẹ khẳng định tác dụng của loại thuốc này đối với tình trạng hay ốm vặt, ho hắng của con mình và từ đó, rất nhiều mẹ khác mua theo.
 
Một mẹ có nick Cunhalinh trên Webtre....com tâm sự, sau khi cho con dùng Broncho Va... thì cháu bé 6 tháng không ốm mặc dù trước đó thì một tháng ốm 2 lần. "Thực ra thuốc này tớ nghĩ không cần đơn của bác sĩ, các mẹ tự làm bác sĩ cho con cũng được. Khi thấy con viêm đường hô hấp nhiều lần là mình có thể cho uống. Thuốc ít tác dụng phụ nên tớ nghĩ cho bé uống không sao, nếu hợp thì uống tiếp, không thì thôi", chị viết.
  
Broncho - Va... có nhiều thể: dạng ống, dạng viên, dạng bột gói. Nhiều mẹ tự ý mua thuốc này cho con dùng mà không hiểu rõ nguyên lý tác dụng của nó. Ảnh: MT.
 
Cũng chung đề tài này, một thành viên khác cho biết, từ khi được một người quen là bác sĩ chỉ cho biết loại thuốc này, chị cho con uống thì bé không hề bị hắt hơi sổ mũi nữa, bố mẹ không còn lo con ốm mỗi đợt giao mùa, đổi thời tiết. Người nhà, họ hàng của chị cũng đều dùng thuốc này. Khuyên một bà mẹ khác có con hay bị ho, chị khuyên "mẹ nó nên thử dùng cho bé, vì thực ra cái thuốc này vô thưởng vô phạt nếu không có tác dụng thì cũng không ảnh hưởng gì".
 
Nhiều bà mẹ có con nhỏ mua thuốc theo những lời mách này. Chị Kim (Thanh Trì, Hà Nội) cho biết, cô con gái 3 tuổi của chị khá khỏe mạnh, thường thì thỉnh thoảng thay đổi thời tiết cháu chỉ hắt hơi sổ mũi vài hôm rồi tự khỏi. Mấy ngày trời trở lạnh vừa qua, thấy con ho hắng, nghe lời vài người bạn mách, chị cũng mua Brocho - Va... cho con uống.
 
"Thực ra thì mình cũng chả biết tác dụng của thuốc đến đâu, nghe nhiều người nói dùng tốt thì mua thôi, dù theo chỉ dẫn để phòng bệnh thì mỗi năm cho con uống 3 đợt, mỗi đợt 10 ngày, mà mỗi vỉ thuốc tới hơn 100 nghìn, thấy cũng hơi xót", chị Kim cho biết.
 
Chị Bích, chủ một cửa hàng thuốc tư nhân ở phố Thái Thịnh, Hà Nội, cho biết, Brocho - Va... là loại thuốc được bán khá chạy, nhất là vào những dịp thay đổi thời tiết như đầu đông này. "Thuốc này tốt lắm, con chị cũng uống suốt, nhiều người mua lắm, em cứ cho con uống là đỡ phải lo nó ốm, ho", chị giới thiệu.
 
Theo bác sĩ Vũ Thị Thúy Lan, Trưởng khoa Hô hấp Nhi, Bệnh viện Xanh Pôn, Broncho- Va... là thuốc có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, nhưng không phải bệnh nhân nào cũng cần và nên sử dụng. Thuốc này thường được chỉ định cho những bệnh nhân dễ bị nhiễm khuẩn, với các biểu hiện như sốt, mũi xanh..., những trẻ hay bị viêm tai mũi họng, amidan hay có một ổ nhiễm khuẩn mà chưa điều trị ngay được.
 
"Dù thuốc này ít gây các tác dụng phụ thật, nhưng dẫu sao đã là thuốc, kể cả thuốc bổ, thì cũng là các hoạt chất hóa học, không thể uống bừa được", bác sĩ khuyến cáo.
 
Theo bác sĩ, trẻ dưới 3 tuổi thường hay mắc bệnh đường hô hấp hơn các nhóm tuổi khác vì bé tiếp xúc với môi trường mà chưa có kháng thể, bố mẹ không nên quá lo lắng. Các bậc phụ huynh có thể giúp con phòng bệnh bằng cách thường xuyên vệ sinh mũi họng cho bé, mặc phù hợp với điều kiện thời tiết, có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường các vitamin, khoáng chất, vệ sinh môi trường sạch sẽ, tránh khói thuốc...
 
Dược sĩ Nguyễn Đăng Lâm, Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương cho biết, thuốc Broncho Va... là là dạng đông khô của một số vi khuẩn đã được làm giảm hoạt tính, có tác dụng gần giống như vắc xin, khi dùng cơ thể sẽ tạo ra kháng thể để chống lại các loại vi khuẩn đó. Vì thế, thuốc chỉ có tác dụng khi bị các bệnh do các vi khuẩn đó gây ra, còn gặp bệnh do vi khuẩn khác hay virus thì có thể không có tác dụng gì. Đặc biệt thuốc này không được dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.
 
Thuốc cũng có những tác dụng không mong muốn như rối loạn tiêu hóa, phát ban, chàm và rối loạn hô hấp (ho, hen, khó thở) chứ không phải hoàn toàn "lành".
 
Theo dược sĩ, đây là thuốc kê đơn của bác sĩ nên dùng theo kiểu truyền miệng là rất nguy hiểm, có khi "tiền mất, tật mang", đặc biệt là với trẻ vì cơ thể các em phát triển chưa toàn diện.
 
Cùng chung ý kiến này, bác sĩ Nguyễn Hữu Trường, Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, mặc dù là thuốc đã được cấp phép và được sử dụng khá phổ biến ở nước ta nhưng thực tế, Brocho - Va... là loại thuốc không chính thống về mặt khoa học - tức là chưa có nghiên cứu nào chứng minh được hiệu quả thực sự của nó.
  
"Ở các nước có trình độ khoa học phát triển, họ không hề chuộng thuốc này, chỉ có những nơi mà tình trạng dùng thuốc tùy tiện theo kiểu nghe truyền miệng thì người ta mới dùng phổ biến", ông Trường nói.
 
 
 
                                                                                    Theo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Trẻ em có bị trầm cảm không?

Nhiều người nghĩ rằng trẻ em không bị trầm cảm (TC) nên phải giật mình khi nghe những thông tin về những vụ tử tử xảy ra ở lứa tuổi học sinh truyền tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Theo một nghiên cứu ở Việt Nam, khoảng 10% hành vi tự tử xảy ra trong độ tuổi 10-17. Tự tử là một hành vi có nhiều lý do khác nhau, nhưng đa số các trường hợp (60-80%) tự tử xảy ra trong bối cảnh của tình trạng TC.

Hoa mua chữa bệnh

Ở vùng đồi núi nước ta thường thấy cây hoa mua mọc hoang khắp nơi. Là loại cây hoang dã nhưng đều được nhân dân miền núi sử dụng làm thuốc chữa bệnh vì cũng giàu dược tính. Cây mua có nhiều loại như loại hoa màu hồng tím (dã mẫu đơn), loại hoa màu đỏ (mua leo), loại hoa màu hồng (mua núi) và cây mua đỏ (mua ông). Để cùng tham khảo và có thể áp dụng đạt hiệu quả cao, dưới đây xin giới thiệu cụ thể từng loại mua dùng làm thuốc.

Lại thêm kiểu chữa bệnh kỳ quái: Một, hai... ba là ra bệnh (!?)

Từ thông tin của CTV, PV báo Sức khỏe&Đời sống đã tìm tới làng Viên Du, huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc để mục sở thị cách chữa bệnh lạ kỳ mà "thần y" Phan Thị Chanh (cô Chanh) đang "sở hữu". Chỉ với ánh mắt nhìn qua bệnh nhân, hát cho bệnh nhân nghe và với những lời phán chữa bệnh rất mơ hồ, cô Chanh có thể chữa được bách bệnh từ bệnh thông thường cho đến nan y. Điều đáng nói hơn nữa, đó là sự việc khám chữa bệnh của cô Chanh đã diễn ra từ nhiều năm nay nhưng dường như chính quyền địa phương không có bất cứ biện pháp nào ngăn chặn nào mặc dù biết rõ cô Chanh hoàn toàn không được phép khám chữa bệnh.

Từng bước hoàn thiện hệ thống y tế theo hướng “công bằng, hiệu quả và phát triển”

(HBĐT) - Bước vào những năm đầu của thế kỷ XXI, ngành Y tế Việt Nam đứng trước những vận hội và thách thức mới trong việc bảo đảm quyền CSSK người dân và nâng cao chất lượng dân số cộng đồng. Sự ủng hộ của nhân dân, của các ngành, các cấp chính quyền và sự nỗ lực vượt bậc của ngành Y tế là điều kiện tiên quyết để thành công. Bên cạnh đó, xu thế hội nhập, hợp tác để phát triển trong một thế giới cộng đồng trách nhiệm về các vấn đề đa phương và song phương cần được xem xét trong thực thi các chính sách y tế.

Dự án Kích tập huấn hướng dẫn chẩn đoán và xử trí một số dấu hiệu bệnh thường gặp ở trạm y tế xã

(HB§T) - Dự án nâng cấp dịch vụ y tế cộng đồng (KICH) vừa tổ chức hội nghị tập huấn hướng dẫn chẩn đoán và xử trí một số dấu hiệu bệnh thường gặp ở trạm y tế xã.

10 phương pháp “chữa bệnh” không tốn tiền

Nằm ngửa, duỗi thẳng, giơ đầu gối chân phải về hướng ngực, hai tay giữ chặt ở mắt cá chân, đếm từ 1-10, sau đó thẳng chân phải, đổi chân trái và lặp đi lặp lại động tác. Bài tập này sẽ giúp giảm đau lưng hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục