Kiến cò còn có tên khác là nam uy linh tiên, bạch hạc, là cây nhỏ mọc thành bụi, cao 1-2m, có rễ chùm. Thân non có lông mịn. Lá mọc đối, có cuống, phiến hình trứng thuôn dài, mặt trên nhẵn, mặt dưới hơi có lông mịn. Hoa nhỏ, mọc thành xim nhiều hoa ở nách lá hoặc đầu cành hay ngọn thân. Hoa màu trắng nom như con hạc đang bay nên có tên gọi là bạch hạc. Quả nang dài, có lông. Cây ra hoa tháng 8.
Cây mọc hoang, được trồng ở nhiều nơi, thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.
|
Theo y học cổ truyền, cây kiến cò có vị ngọt dịu và dịu, tính bình, có công dụng sát trùng, chống ngứa, trừ phong thấp. Ngày uống 10-15g dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Rễ có thể rửa sạch, ngâm trong rượu, dấm để làm thuốc trị bệnh nấm da.
Chữa eczema, hắc lào, lang ben: Rễ cây kiến cò 50g, thái nhỏ, giã nát; cồn etylic 70 độ 100ml. Ngâm rễ cây kiến cò đã được giã nát trong vòng 1-2 tuần, sau đó lọc qua vải xô, lấy dịch thuốc bôi vào vùng da bị hắc lào, lang ben ngày 2 lần đến khi khỏi.
Đau thần kinh tọa do lạnh: rễ cây kiến cò 8g, rễ lá lốt 12g, ráy sơn thục 12g, cẩu tích 16g, quế chi 8g, ngải cứu 8g, vỏ quýt 8g, rễ cỏ xước 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Bài này giúp khu phong tán hàn, hành khí hoạt huyết, giảm đau. Uống 10 - 15 thang.
Trị đau nhức khớp do phong hàn thấp (với biểu hiện đau mỏi các khớp; đau tăng khi thời tiết lạnh, mưa, ẩm thấp): Rễ cây kiến cò 12g, thổ phục linh (củ khúc khắc) 16g, ké đầu ngựa 16g, hy thiêm 16g, kim ngân hoa 16g, quế chi 8g, bạch chỉ 8g, tỳ giải (củ cây kim cang) 12g, ý dĩ 12g, cam thảo nam 12g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Uống 10-20 thang.
Theo SKĐS
Sống chung, sống riêng, sống một mình hay vào nhà dưỡng lão… là những câu hỏi không chỉ đối với nhóm người cao tuổi (NCT) mà còn là câu hỏi của những người thân, con cháu có bố mẹ, ông bà nay đã bước vào giai đoạn tuổi cao, yếu sức cần đến sự hỗ trợ từ bên ngoài. Theo khuyến cáo của các chuyên gia ở quỹ NCT Mỹ thì vì 6 lý do sau đây NCT không nên sống độc thân, sống một mình, xa lánh gia đình hay cộng đồng.
Kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại nhưng đồng thời cũng tiêu diệt luôn những vi sinh có lợi cho cơ thể. Vậy là trẻ có nguy cơ chưa hết bệnh cũ lại mắc bệnh mới… Để gỡ mối lo này, cha mẹ cần biết cách phòng bệnh cho con mình.
(HBĐT) - Theo điều tra của Bệnh viện Nhi Trung ương, tại 3 xã Vĩnh Đồng, Nam Thượng, Đú Sáng (Kim Bôi) đã cho thấy số trẻ em mắc bệnh thiếu máu huyết tán Thalassemia cao hơn hẳn các tỉnh khác. Tại đây có tới 23% nam, nữ vị thành niên, thanh niên tiềm ẩn gen gây bệnh thiếu máu huyết tán. Trong đó, 18 người mắc bệnh thể nặng, 143 người mắc bệnh thể nhẹ.
(HBĐT) - Ngày 19/11, Tiểu Dự án VNM7PN4358 - Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Quỹ dân số Liên hợp quốc UNFPA tổ chức Hội thảo “Tăng cường khả năng của người có HIV tiếp cận với các nguồn tín dụng”. Tham dự hội thảo có đại diện, lãnh đạo các Vụ, Cục T.Ư, Ngân hàng CSXH Việt Nam, Dự án UNFPA, cùng các Sở, ban, ngành của 2 tỉnh Hoà Bình và Tiền Giang.
(HBĐT) - Ngày 13/8/2010, Đội quản lý thị trường số 1 - thành phố Hoà Bình đã tiến hành kiểm tra cửa hàng bán thực phẩm chức năng (TPCN) của ông Nguyễn Ngọc Thủ tại tổ 13, phường Đồng Tiến. Qua kiểm tra đã phát hiện ông Thủ đang kinh doanh một số lượng lớn TPCN không có giấy phép đủ điều kiện kinh doanh do Sở Y tế cấp. Toàn bộ số hàng trị giá khoảng trên 30 triệu đồng đã bị thu giữ, chờ xử lý. Ông Thủ bị xử phạt hành chính 12,5 triệu đồng. Đây là một trong những động thái mạnh mẽ của cơ quan chức năng, kiên quyết ngăn chặn buôn bán TPCN trái phép đang diễn ra khá phổ biến trên địa bàn tỉnh ta.
Ngày 23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 64/SL thành lập “Ban thanh tra đặc biệt”. Đây là một sự kiện quan trọng đặc biệt, đánh dấu sự ra đời của Thanh tra Việt Nam. Nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày thành lập ngành Thanh tra Việt Nam và 19 năm thành lập Thanh tra ngành y tế, báo SK&ĐS trân trọng giới thiệu bài viết phản ánh chặng đường hình thành và phát triển của thanh tra ngành y tế.