Hiện nay nhờ phối hợp tốt ba phương pháp điều trị ung thư chủ yếu là xạ trị (dùng tia phóng xạ), phẫu thuật và hóa trị liệu (dùng thuốc) mà tỉ lệ sống của người bệnh tăng lên rất đáng kể.
Riêng thuốc trị ung thư hiện có 4 nhóm lớn có đặc điểm chung là gây độc và làm chết tế bào ung thư. Đó là: nhóm thuốc kháng chuyển hóa (cản trở tiến trình tổng hợp các chất cần cho tế bào), nhóm thuốc alkyl hóa, nhóm thuốc có nguồn gốc thực vật và nhóm kháng sinh chống ung thư. Nhược điểm chung của các nhóm thuốc trị ung thư là không chọn lọc để chỉ tác dụng lên tế bào ung thư, mà có thể gây độc cả tế bào lành ở liều điều trị và gây các tác dụng phụ nặng nề cho người bệnh.
Trong môi trường nuôi cấy một số chủng vi nấm, người ta đã tìm ra nhiều chất có tác dụng kháng sinh. Trong rất nhiều thuốc kháng sinh được tìm ra, thường là chất kháng vi khuẩn. Một số ít hơn thì lại có tác dụng kháng nấm, vì các kháng sinh này thâm nhập qua được màng tế bào của nấm có lớp vỏ chitin (ví dụ: nystatin, griceofulvin...). Đặc biệt người ta còn tìm thấy có một loại chất kháng sinh nữa có đặc tính kháng khối u. Thuốc kháng sinh trị khối u có thể kìm hãm được sự phát triển, hoặc ức chế một quá trình sinh tổng hợp của tế bào ung thư. Nhưng chính vì thế mà khi sử dụng nó cũng thường gây hại đến tế bào lành. Hiện nay vẫn chưa có kháng sinh trị ung thư nào có hiệu quả tốt mà lại không độc đối với cơ thể. Thị trường hiện có các thuốc kháng sinh sau:
- Bleumycin: là một hỗn hợp những kháng sinh glycopeptid phân lập từ một chủng vi nấm streptomyces verticillus. Dẫn xuất sulfat có các biệt dược: blenoxane, bleocin, bleo - S, verrublen... Thuốc có tác dụng ức chế tổng hợp ADN và ARN của tế bào ung thư.
- Daunorubicin: Lấy từ môi trường nuôi cấy streptomyces coeruleorubidus, với các biệt dược: cerubidine, daunoblastin, ondena... là kháng sinh chống phân bào của tế bào ung thư.
- Doxorubicin: dẫn xuất hydrochlorid có các biệt dược: adroacin, adriamycin, pallagicin, rubex... là kháng sinh kìm tế bào thuộc họ các anthracylin ức chế quá trình tổng hợp ADN và ARN của tế bào khối u.
- Olivomycin: là kháng sinh chiết từ xạ khuẩn actinomyces olivoreculi, có tác dụng kìm hãm quá trình tổng hợp ARN ở tế bào ung thư.
- Mitomycin: Là kháng sinh kìm tế bào, chiết xuất từ streptomyces caespitosus, với các biệt dược: ametycin, mutamycin, mytomycin... Thuốc có hiệu lực alkyl - hóa tức là gây độc tế bào ung thư bằng cách gắn một gốc hóa học có tên là alkyl vào một số chất có trong tế bào ức chế tổng hợp ADN (rõ rệt nhất ở giai đoạn G1 và S). Mitomycin có hoạt phổ rộng kháng ung thư, ngăn cản tân sản tế bào bệnh bằng cách kết hợp với ADN của tế bào ung thư ức chế sự nhân đôi của nó qua sự liên kết chéo của chuỗi xoắn kép ADN tế bào bệnh, nhờ đó mà ngăn chặn không cho khối u phát triển.
Với ung thư, điều tốt hơn cả là cần phát hiện sớm, xạ trị hoặc phẫu thuật loại bỏ khối u. Còn hóa trị liệu bằng thuốc hóa học, hoặc kháng sinh là phối hợp để đạt hiệu quả điều trị cao ngăn chặn tái phát. Ông cần động viên người anh an tâm điều trị theo sự chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa.
Theo Báo SK&ĐS
(HBĐT) - Nghị định 34/2010/NĐ-CP ngày 2/4/2010 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 20/5/2010 quy định người lớn chở trẻ em trên 6 tuổi không đội mũ bảo hiểm (MBH) hoặc đội MBH không cài quai đúng quy cách sẽ bị phạt từ 100.000 - 200.000 đồng. Quy định trên nhằm mục đích bảo đảm sự an toàn, giúp trẻ sớm có ý thức chấp hành Luật GTĐB. Thế nhưng kể từ khi ban hành, việc thực hiện quy định trên vẫn còn lỏng lẻo.
Có một trí nhớ tốt là mơ ước của mọi người nhất là học sinh, sinh viên và những người lao động trí óc, đặc biệt là những người đứng trên bục giảng. Nhưng, vì nhiều lý do khác nhau như thiên bẩm, thể chất, tuổi tác, môi trường sống, điều kiện giáo dục, chế độ ăn uống... nên khả năng ghi nhớ của mỗi người cũng khác nhau. Để bảo vệ và tăng trí nhớ, thuốc cổ truyền cũng đóng một vai trò quan trọng.
“Sự kiện” bé mọc những chiếc răng nhỏ xíu, xinh xinh và bắt đầu chóp chép tập ăn đánh dấu một giai đoạn quan trọng: Bé bước vào độ tuổi ăn dặm. Tuy nhiên, cho trẻ ăn gì, ăn như thế nào mới đủ chất và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm lại không hề là việc dễ dàng với mẹ trong lúc này!
Sống chung, sống riêng, sống một mình hay vào nhà dưỡng lão… là những câu hỏi không chỉ đối với nhóm người cao tuổi (NCT) mà còn là câu hỏi của những người thân, con cháu có bố mẹ, ông bà nay đã bước vào giai đoạn tuổi cao, yếu sức cần đến sự hỗ trợ từ bên ngoài. Theo khuyến cáo của các chuyên gia ở quỹ NCT Mỹ thì vì 6 lý do sau đây NCT không nên sống độc thân, sống một mình, xa lánh gia đình hay cộng đồng.
Kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại nhưng đồng thời cũng tiêu diệt luôn những vi sinh có lợi cho cơ thể. Vậy là trẻ có nguy cơ chưa hết bệnh cũ lại mắc bệnh mới… Để gỡ mối lo này, cha mẹ cần biết cách phòng bệnh cho con mình.
(HBĐT) - Theo điều tra của Bệnh viện Nhi Trung ương, tại 3 xã Vĩnh Đồng, Nam Thượng, Đú Sáng (Kim Bôi) đã cho thấy số trẻ em mắc bệnh thiếu máu huyết tán Thalassemia cao hơn hẳn các tỉnh khác. Tại đây có tới 23% nam, nữ vị thành niên, thanh niên tiềm ẩn gen gây bệnh thiếu máu huyết tán. Trong đó, 18 người mắc bệnh thể nặng, 143 người mắc bệnh thể nhẹ.