Bé con ho kéo dài một tháng kèm nghẹt mũi, đến khi thấy dịch màu vàng chảy ra, người mẹ kiểm tra mũi con mới phát hiện bên trong có một hạt dưa hấu đã nẩy mầm.
Chị Hoa cho biết, thấy con bị ho, chị đưa cháu đi khám và điều trị ở nhiều nơi nhưng vẫn không hết bệnh. "Đến khi thấy cậu con trai thường cho tay vào móc mũi, dùng đèn pin soi vào trong tôi mới phát hoảng vì thấy mũi phải của cháu bị bịt kín bởi một hạt dưa", người mẹ cho biết.
Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM, bác sĩ xác định hạt dưa nằm sâu bên trong và bám chắc vào thành lỗ mũi của cháu bé.
Bằng kỹ thuật chuyên khoa, phải mất gần một giờ đồng hồ, các bác sĩ khoa Tai Mũi Họng mới lấy ra được khỏi mũi bệnh nhi một hạt dưa hấu nở to, đã nảy mầm. Hạt dưa bám chặt vào hốc mũi làm rách niêm mạc mũi gây nhiễm trùng và sưng đỏ.
Ngay sau khi lấy hạt dưa ra khỏi mũi và dùng thuốc, hiện bệnh nhi bớt ho, hết chảy mũi và đã xuất viện.
Từng điều trị những trường hợp nhét hạt đậu xanh, đậu tương vào mũi vào tai khiến hạt nảy mầm gây viêm nhiễm, bác sĩ khuyên ông bố bà mẹ cẩn thận khi cho trẻ ăn các loại hạt hoặc trái cây có hạt. Nên loại bỏ hết hạt trước khi cho trẻ ăn, đồng thời dạy trẻ không chơi hạt để phòng tránh tai nạn.
Khi nghi ngờ trẻ bị dị vật, tốt nhất là đưa bé đến phòng khám chuyên khoa tai mũi họng tại bệnh viện để được lấy dị vật ra một cách nhanh chóng, tránh trường hợp cố lấy ra nhưng lại khiến vật lạ càng kẹt sâu hơn.
Theo VnExpress
Có một trí nhớ tốt là mơ ước của mọi người nhất là học sinh, sinh viên và những người lao động trí óc, đặc biệt là những người đứng trên bục giảng. Nhưng, vì nhiều lý do khác nhau như thiên bẩm, thể chất, tuổi tác, môi trường sống, điều kiện giáo dục, chế độ ăn uống... nên khả năng ghi nhớ của mỗi người cũng khác nhau. Để bảo vệ và tăng trí nhớ, thuốc cổ truyền cũng đóng một vai trò quan trọng.
“Sự kiện” bé mọc những chiếc răng nhỏ xíu, xinh xinh và bắt đầu chóp chép tập ăn đánh dấu một giai đoạn quan trọng: Bé bước vào độ tuổi ăn dặm. Tuy nhiên, cho trẻ ăn gì, ăn như thế nào mới đủ chất và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm lại không hề là việc dễ dàng với mẹ trong lúc này!
Sống chung, sống riêng, sống một mình hay vào nhà dưỡng lão… là những câu hỏi không chỉ đối với nhóm người cao tuổi (NCT) mà còn là câu hỏi của những người thân, con cháu có bố mẹ, ông bà nay đã bước vào giai đoạn tuổi cao, yếu sức cần đến sự hỗ trợ từ bên ngoài. Theo khuyến cáo của các chuyên gia ở quỹ NCT Mỹ thì vì 6 lý do sau đây NCT không nên sống độc thân, sống một mình, xa lánh gia đình hay cộng đồng.
Kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại nhưng đồng thời cũng tiêu diệt luôn những vi sinh có lợi cho cơ thể. Vậy là trẻ có nguy cơ chưa hết bệnh cũ lại mắc bệnh mới… Để gỡ mối lo này, cha mẹ cần biết cách phòng bệnh cho con mình.
(HBĐT) - Theo điều tra của Bệnh viện Nhi Trung ương, tại 3 xã Vĩnh Đồng, Nam Thượng, Đú Sáng (Kim Bôi) đã cho thấy số trẻ em mắc bệnh thiếu máu huyết tán Thalassemia cao hơn hẳn các tỉnh khác. Tại đây có tới 23% nam, nữ vị thành niên, thanh niên tiềm ẩn gen gây bệnh thiếu máu huyết tán. Trong đó, 18 người mắc bệnh thể nặng, 143 người mắc bệnh thể nhẹ.
(HBĐT) - Ngày 19/11, Tiểu Dự án VNM7PN4358 - Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Quỹ dân số Liên hợp quốc UNFPA tổ chức Hội thảo “Tăng cường khả năng của người có HIV tiếp cận với các nguồn tín dụng”. Tham dự hội thảo có đại diện, lãnh đạo các Vụ, Cục T.Ư, Ngân hàng CSXH Việt Nam, Dự án UNFPA, cùng các Sở, ban, ngành của 2 tỉnh Hoà Bình và Tiền Giang.