Thiếu máu là tình trạng bất thường của các hồng cầu, bẩm sinh hoặc mắc phải, hay triệu chứng của một số bệnh không phải bệnh về máu. Khi thiếu máu, khối lượng hồng cầu trong máu giảm, trị số hemoglobin dưới 12 g/dl ở bệnh nhân nữ và dưới 13,5 g/dl ở bệnh nhân nam.

 

Vì sao bị thiếu máu?
Có nhiều nguyên nhân gây ra thiếu máu: thiếu máu do thiếu chất sắt, chiếm tỷ lệ 25-35%. Bệnh xảy ra do bệnh nhân bị mất máu lâu ngày, như trường hợp phụ nữ mất máu nhiều khi hành kinh, bệnh nhân bị ung thư đại tràng mất máu do chảy rỉ rả trong thời gian dài, bệnh nhân bị bệnh giun móc… Do bệnh mạn tính cũng chiếm tỷ lệ 25-35% các trường hợp thiếu máu. Một số bệnh mạn tính ở gan, thận, tuyến nội tiết... cũng gây thiếu máu. Do tan huyết và tủy xương không tạo đủ tế bào máu chiếm 15%. Do bệnh myelodysplasia (10%); bệnh thalassemia (5-10%); các bệnh khác (5-10%) như bệnh thiếu vitamin B12, thiếu acid folic.

Dấu hiệu nào giúp phát hiện bệnh thiếu máu?

Một người bị bệnh thiếu máu tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ thiếu máu nhẹ hay nặng mà có các biểu hiện khác nhau như sau: nếu thiếu máu nặng nhưng diễn ra từ từ qua nhiều ngày tháng thì bệnh nhân vẫn không thấy triệu chứng gì. Tuy nhiên, khi một bệnh nhân bị bệnh thiếu máu mà trị số hemoglobin (Hb) xuống dưới 7g/dl sẽ cảm thấy mau mệt, nhức đầu, khó thở, choáng váng, đau ngực. Nhìn da bệnh nhân thấy xanh xao, nhợt nhạt, mạch nhanh, nói hụt hơi. Nếu thiếu máu do các bệnh khác có thể thấy các dấu hiệu: nổi hạch bất thường (ung thư máu, ung thư hạch...); vàng da, vàng mắt trong bệnh gan, bệnh tan huyết...; gan và lách to trong bệnh gan, bệnh về máu; xương sờ thấy thốn đau (ung thư máu); trong phân có máu (ung thư dạ dày, đại tràng)... Xét nghiệm thấy Hb dưới 12g/dl, hematocrit dưới 36%) ở phụ nữ, và dưới 13,5g/dl, hematocrit dưới 41% ở nam. Đếm tế bào reticulocyte để đánh giá mức độ sản xuất hồng huyết cầu nhanh hay chậm, qua đó biết tủy xương đáp ứng trước sự thiếu máu. Nếu reticulocyte count thấp, chứng tỏ tủy xương không sản xuất đủ các hồng cầu. Trái lại, khi trị số này cao, suy ra đang có sự thất thoát hồng cầu quá mức như chảy máu đường tiêu hóa, chảy máu đường sinh dục hoặc đang bị tan huyết, hủy hoại hồng cầu bất thường trong cơ thể. Đo MCV (Mean corpuscular volume - khối lượng trung bình của hồng cầu) để phân loại thiếu máu: thiếu máu hồng cầu có dạng nhỏ thì trị số MCV sẽ thấp, như trong trường hợp thiếu máu do thiếu sắt, do bệnh bẩm sinh thalassemia; thiếu máu hồng cầu có dạng bình thường, trị số MCV bình thường, gặp trong trường hợp thiếu máu vì có bệnh mạn tính; thiếu máu hồng cầu có dạng to, trị số MCV tăng cao như trường hợp thiếu máu do thiếu vitamin B12, thiếu acid folic.

Chữa trị và phòng bệnh

Việc điều trị thiếu máu cần điều trị nguyên nhân gây ra thiếu máu. Thiếu máu do thiếu sắt thì chủ yếu cần bổ sung chất sắt trong dược phẩm kết hợp chế độ ăn giàu chất sắt. Thiếu máu do bệnh mạn tính đa số không cần điều trị gì, chỉ một số ít cần truyền hồng cầu để chữa triệu chứng.

Một số thuốc thường dùng để điều trị thiếu máu gồm: sắt, phụ nữ cần bổ sung mỗi ngày 15mg chất sắt, nam giới chỉ cần 10mg/ngày. Đối với thai phụ cần bổ sung chất sắt nhiều hơn bình thường để đáp ứng nhu cầu của cơ thể người mẹ và cần cho sự phát triển của cơ hồng cầu của bào thai. Các chế phẩm chứa sắt có nhiều loại: sắt sunfat, sắt oxalat, sắt gluconat... nên uống khi no để tránh kích thích dạ dày. Phòng bệnh và điều trị thiếu máu do thiếu sắt bằng cách ăn nhiều thức ăn giàu chất sắt như: gan, tim, trứng, giá đậu, hoa quả, bông cải xanh...

Việc phòng bệnh thiếu máu chủ yếu là thực hiện chế độ ăn có đầy đủ chất sắt, vitamin B12, acid folic, vitamin B6, B2… Phòng và chữa tích cực các bệnh gây thiếu máu như bệnh gan, thận, sốt rét, nhiễm khuẩn, giun móc, dùng thuốc điều hòa kinh nguyệt để hạn chế mất máu do hành kinh ở phụ nữ.


                                         Theo Báo SK&ĐS

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Biểu diễn nghệ thuật hưởng ứng ngày thế giới phòng- chống AIDS
Vượng cùng chị gái dưới căn nhà lụp xụp, xiêu vẹo của ba mẹ con

Mai Hạ đẩy lùi “cơn bão” HIV/AIDS

(HBĐT)- Hôm nay, người dân xã Mai Hạ (huyện Mai Châu) vẫn còn nhớ như in cuộc sống u ám bao trùm bản làng khi cơn bão HIV/AIDS tràn về xã vào đầu những năm 2000. Nơi đây từng được xe là “điểm nóng” của huyện Mai Châu bởi có thời điểm toàn xã có tới 38 đối tượng nghiện ma túy và 36 người nhiễm HIV/AIDS.

Nỗ lực lớn của ngành y tế

Liên tiếp trong hai tháng 10 và 11, các tỉnh miền Trung đã phải hứng chịu những đợt mưa lũ lớn, không chỉ gây thiệt hại về người và của mà sau mỗi đợt lũ lụt, môi trường sống cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nhờ sự chủ động, khẩn trương chỉ đạo, phối hợp vào cuộc của ngành y tế từ cơ quan Bộ Y tế đến các địa phương nên công tác khám cấp cứu, phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường và đảm bảo ATVSTP trước, trong và sau bão lũ ở các tỉnh miền Trung đã có hiệu quả thiết thực. Liên quan đến vấn đề này, PV báo Sức khỏe & Đời sống đã phỏng vấn TS. Nguyễn Văn Bình- Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế.

Bài thuốc trị thiểu năng tuần hoàn não

Bệnh thiếu máu não còn gọi thiểu năng tuần hoàn não, hay gặp ở người cao tuổi. Bệnh không chỉ ảnh hưởng tới sinh hoạt, công việc mà dễ dẫn tới tai biến mạch máu não. Bệnh thường diễn ra rất nhanh chỉ trong vài giây đôi khi kéo dài đến vài giờ. Các triệu chứng của bệnh tùy thuộc vào mức độ thiếu máu của động mạch não nhưng thường gặp nhất là vắng ý thức nhất thời, chóng mặt, rối loạn thăng bằng, giảm hoặc mất thị lực tạm thời một bên mắt, liệt nhẹ nửa người, rối loạn cảm giác, khó nói, rối loạn ngôn ngữ nhất thời…

Cách phòng ngừa hạ huyết áp khi đứng ở người cao tuổi

Hạ huyết áp khi đứng ở người cao tuổi là một bệnh thường gặp và nguy hiểm vì dễ làm bệnh nhân ngã bất thình lình gây hậu quả khôn lường. Những tác nhân thuận lợi gây hạ huyết áp khi đứng là sự suy yếu của hệ thống tĩnh mạch, các bệnh gây mất nước và tác dụng phụ của thuốc. Vì thế phòng ngừa hạ huyết áp khi đứng là mối quan tâm hàng đầu của cả bệnh nhân và thầy thuốc.

Cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” ở Mai Châu

(HBĐT) - Với trên 1,1 tỉ đồng do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đã tài trợ, trên 300 lượt hộ dân nghèo được trợ giúp, 10 công trình hạ tầng cơ sở được xây nên, cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” ở huyện Mai Châu với sức lan toả mạnh mẽ đã dấy lên trong cộng đồng phong trào “Tương thân, tương ái” và nhận được ngày càng nhiều những tấm lòng hảo tâm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục