Xử lý, biệt hóa và lưu trữ tế bào gốc từ máu cuống rốn tại Bệnh viện Truyền máu và Huyết học TPHCM
Bệnh viện Truyền máu và Huyết học TPHCM đã ghép tế bào gốc từ máu cuống rốn giữa hai người khác nhóm máu. Thành công này đã mở ra cơ hội cứu sống bệnh nhân mắc các bệnh về máu
Bệnh nhân được ghép máu là Trần Trung K. (7 tuổi, ngụ quận 9-TPHCM). Mẹ K. cho biết lúc mới sinh, K. khỏe mạnh bình thường nhưng càng lớn càng tiều tụy, suy kiệt và thường ngất xỉu.
Khi đến Bệnh viện Truyền máu và Huyết học TPHCM, các bác sĩ phát hiện K. bị mắc bệnh bất thường tế bào hồng cầu (Thalassemia), một căn bệnh rất nguy hiểm về đường máu. Từ đó, để duy trì sự sống, gần như liên tục mỗi tuần một lần, gia đình phải đưa K. vào bệnh viện để truyền máu.
Sinh thêm con để cứu con
Muốn chữa được bệnh cho K., ngoài truyền máu, còn có một cách nữa là ghép tế bào gốc từ máu cuống rốn. Tuy vậy, để có được tế bào gốc không hề đơn giản do phải lấy máu ở nơi cuống rốn ngay lúc người mẹ vừa sinh. Gia đình đã được tư vấn chỉ còn cách phải sinh thêm em bé nữa mới lấy được máu cuống rốn để ghép cho K.
Trước tình cảnh này, để cứu K. và dù không muốn sinh thêm con (do đã lớn tuổi) nhưng người mẹ đã quyết định sinh thêm một đứa con để các bác sĩ lấy tế bào gốc máu cuống rốn gửi vào Ngân hàng Tế bào gốc MekoStem (TPHCM) xử lý và lưu trữ. Giữa tháng 11 vừa qua, ngân hàng này đã chuyển mẫu tế bào gốc đã lưu trữ này cho Bệnh viện Truyền máu và Huyết học tiến hành cấy ghép.
Theo TS Huỳnh Nghĩa, Trưởng Khoa Nhi Bệnh viện Truyền máu và Huyết học (người trực tiếp thực hiện việc cấy ghép), đây là lần đầu tiên ca ghép tế bào gốc máu cuống rốn trên bệnh nhân khác nhóm máu được thực hiện tại VN.
Xử lý, biệt hóa và lưu trữ tế bào gốc từ máu cuống rốn tại Bệnh viện Truyền máu và Huyết học TPHCM
Những ca ghép thành công trước đó chỉ được thực hiện trên các đối tượng cho và nhận có cùng nhóm máu. Với trường hợp này, tuy nhóm máu của K. và mẫu máu cuống rốn không cùng nhóm (K. nhóm máu O, người em nhóm máu B) nhưng nhiều chỉ số xét nghiệm sinh học khác cho thấy có sự phù hợp nên việc cấy ghép đã được chỉ định để cứu K.
TS Lê Văn Đông, Phó Chủ nhiệm Bộ môn Miễn dịch của Học viện Quân y, người cùng thực hiện ca ghép, cho biết bệnh Thalassemia là do di truyền gien lặn ở bố mẹ.
Gần 500 trường hợp cần ghép/năm
Theo TS Lê Văn Đông, VN nằm trong vùng dịch tễ có số ca mắc bệnh về máu gia tăng. Mỗi năm, cả nước có khoảng từ 300-500 bệnh nhân mắc các bệnh về máu cần điều trị bằng cách ghép tế bào gốc từ máu cuống rốn. Các cơ sở y tế đang triển khai thực hiện ghép tế bào gốc máu cuống rốn hiện nay ở nước ta gồm: Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế, Bệnh viện Truyền máu và Huyết học TPHCM. |
Trường hợp mắc bệnh này, người bệnh không thể cứ sống nhờ vào việc truyền máu lấy từ người khác suốt đời vì họ phải cần nguồn máu của chính bản thân để nuôi cơ thể. Cũng theo TS Đông, đến cuối tuần qua, sau 3 tuần được cấy ghép tế bào gốc, sức khỏe của K. đã tiến triển tốt. Bệnh nhân đang được theo dõi tích cực.
“Bửu bối” để phòng thủ
Từ trước đến nay, hầu hết trẻ sinh ra thì cuống rốn sẽ được cắt bỏ. Tuy nhiên, theo TS-BS Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Bệnh viện Truyền máu và Huyết học, tế bào gốc từ máu cuống rốn qua công nghệ xử lý sẽ tạo ra các tế bào cần thiết có thể được ứng dụng để điều trị các bệnh lý về não, thần kinh, tim mạch, tiểu đường, gan...
“Bửu bối” này không chỉ “phòng thủ” cho ngay chính đứa trẻ này trong tương lai mà còn đem lại cơ hội sống cho những người thân nếu không may mắc bệnh hiểm nghèo về máu.
Các chuyên gia y tế cũng cho biết tế bào gốc từ những bộ phận trên cơ thể như da, giác mạc, tủy xương... đều có thể được sử dụng để điều trị bệnh. Tuy nhiên, tế bào gốc được lấy từ máu cuống rốn là hiệu quả và thành công nhất.
Cũng theo TS-BS Nguyễn Tấn Bỉnh, ngân hàng máu cuống rốn của Bệnh viện Truyền máu và Huyết học đã tiếp nhận xử lý và lưu trữ hơn 2.000 mẫu máu cuống rốn. Ngoài ra, tại Ngân hàng Tế bào gốc MekoStem cũng đang lưu trữ 500 mẫu gửi có danh tính hoặc được hiến tặng.
Theo NLĐ
(HBĐT)- Ngày 3/12, Ban chỉ đạo vận động Hiến máu nhân đạo huyện Kim Bôi đã tổ chức ngày hội hiến máu nhân đạo.
(HBĐT) - Ngành Y tế huyện Đà Bắc có những giải pháp như tăng cường giám sát chất lượng dịch vụ, chú trọng đào tạo, tập huấn Chuẩn quốc gia về CSSKSS, cơ sở vật chất từng bước được quan tâm giúp cải thiện chất lượng CSSKSS tuyến xã.
Ho khan (ho không có đờm) có thể do hít phải vật lạ (thức ăn) hoặc khói thuốc gây kích thích, hoặc có thể do họng, phế quản bị kích thích khi cảm lạnh thông thường hoặc là triệu chứng của một bệnh: hen phế quản, trào ngược dạ dày, thực quản.
Ở nước ta, các bệnh hô hấp nghề nghiệp đã được công nhận gồm: viêm phổi mãn tính, bụi phổi silic, suyễn nghề nghiệp...
Bạn lo lắng về khẩu phần ăn ở trường của bé? Và bạn muốn tự tay mình chuẩn bị cho bé những bữa trưa thật ngon lành và bổ dưỡng. Song bạn có thật sự biết thế nào là một khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của bé?
Thông thường, muốn bán thuốc thì cần quảng cáo nhưng cũng có thuốc dù không rao nhiều mà vẫn có người tìm mua. Đó là thuốc nhức đầu, vì không ai trên trái đất này chưa hề vướng cảnh một lần “búa bổ” lên đầu.