Ở nước ta, các bệnh hô hấp nghề nghiệp đã được công nhận gồm: viêm phổi mãn tính, bụi phổi silic, suyễn nghề nghiệp...

 Phóng viên: Ở VN, các bệnh hô hấp nghề nghiệp, đặc biệt là bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có tỉ lệ mắc rất cao. Ý kiến của bà thế nào về nhận định này?

 
- PGS-TS-BS Lê Thị Tuyết Lan, Chủ tịch Hội Hô hấp TPHCM: Trong cơ thể, phổi là cơ quan hứng chịu nhiều nhất những chất ô nhiễm trong môi trường. Những bệnh lý của đường hô hấp do nghề nghiệp đã được biết đến từ lâu. Ở nước ta, Chính phủ đã công nhận các bệnh hô hấp nghề nghiệp như viêm phổi mãn tính, bụi phổi silic, suyễn nghề nghiệp...
 
Khảo sát nghiên cứu trong vòng 10 năm qua của tôi cho thấy công nhân sản xuất ở nhiều lĩnh vực như sản xuất thép, nhựa plastic, trồng và sơ chế cao su, pin ắc-quy, sản xuất dây thun... đều mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính với tỉ lệ rất cao.
 
. Bà có thể cung cấp những số liệu cụ thể để chứng minh?
 
- Chẳng hạn như tần suất mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính chung của người VN hiện đã là 6,7%. Riêng tỉ lệ công nhân mắc bệnh này trong ngành thép là 13%, thủy tinh 21%, nhựa 28%, trồng và sơ chế cao su 13,4%, sản xuất pin và ắc-quy là 12,4%.
 
. Khả năng điều trị các bệnh hô hấp nghề nghiệp ra sao?
 
- Bệnh hô hấp nghề nghiệp là hậu quả của sự phơi nhiễm với hạt, khí độc hại trên người có cơ địa nhạy cảm. Tất cả các loại bệnh này đều thuộc loại rất dễ mắc nếu không có các biện pháp dự phòng tích cực; khi mắc rồi thì khó chữa làm cho người lao động mất khả năng lao động, một số bệnh trong đó có thể gây tử vong. Những bệnh này cũng thường không hồi phục hoàn toàn do đó việc phòng ngừa, phát hiện sớm để kịp thời can thiệp là rất quan trọng.
 
Bệnh hô hấp nghề nghiệp thường diễn tiến âm thầm, sau nhiều năm mới bộc lộ triệu chứng nên đa số người bệnh không biết để tự bảo vệ sức khỏe của mình. Trong đó, bệnh bụi phổi silic là nguy hiểm và thường gặp nhất. Bệnh nhân mắc bệnh này tử vong thường là do biến chứng của bệnh như lao, viêm phổi, viêm mủ màng phổi, tràn khí màng phổi, khí thủng phổi, hoại tử vô khuẩn, suy tim, tổn thương mạch vành...
 
 
Mang khẩu trang để bảo vệ sức khỏe hô hấp khi làm việc trong môi trường độc hại. Ảnh: Tấn Thạnh


. Vậy những biện pháp nào cần phải được quan tâm để phòng ngừa?
 
- Theo quy định của Nhà nước, công nhân làm việc trong môi trường ô nhiễm phải được khám hô hấp chuyên sâu định kỳ. Vấn đề cần đặt ra trước tiên là kiểm soát môi trường lao động và sử dụng các dụng cụ bảo hộ lao động.
 

Cách ly môi trường ô nhiễm khi mắc bệnh

Theo PGS-TS-BS Lê Thị Tuyết Lan, để điều trị sớm bệnh hô hấp nghề nghiệp, việc đầu tiên là các doanh nghiệp phải tạo điều kiện cho những công nhân mắc bệnh ngừng tiếp xúc với môi trường ô nhiễm. Việc điều trị thường kéo dài nên công nhân mắc bệnh phải được theo dõi định kỳ và giúp đỡ kịp thời. Công nhân mắc bệnh phải được nghỉ việc để điều trị. Việc giám định sức khỏe hô hấp phải được tiến hành theo tiêu chuẩn quốc tế, quy trình giám định này đòi hỏi làm hô hấp ký và đo khả năng khuếch tán của phổi. Kết quả giám định mà không dựa trên hai xét nghiệm này thì sẽ không chính xác.

Đây là hai biện pháp cơ bản trong phòng ngừa. Biện pháp thứ ba là tầm soát phát hiện và điều trị sớm người mắc bệnh. Đây là khâu đang rất yếu vì khám hô hấp phải cần đến ba việc: khám hỏi bệnh, chụp phim phổi và làm hô hấp ký.
 
Trong đó, hô hấp ký phát hiện sớm sự nghẽn tắc đường dẫn khí (loại bệnh phổi thông thường nhất - PV) nhưng do cần chi phí, thời gian nên hầu hết các doanh nghiệp chưa quan tâm sử dụng. Cần bắt buộc có xét nghiệm này mỗi khi khám hô hấp.
 
. Việc tầm soát và phòng ngừa đang gặp những khó khăn gì?
 
- Thực tế hiện nay, việc chăm sóc sức khỏe cho người lao động đang bị xem nhẹ, người sử dụng lao động chưa có sự quan tâm đúng mức. Rất nhiều nơi công nhân làm việc ở những nơi độc hại mà không hiểu biết gì về môi trường làm việc độc hại, khi phát hiện mắc bệnh thì bệnh đã quá nặng, điều trị rất khó khăn mà lại tốn kém.
 
Bệnh hô hấp nghề nghiệp là loại bệnh nghề nghiệp phổ biến nhất, số lượng công nhân mắc bệnh ngày càng tăng nên đòi hỏi phải phát triển mạng lưới chăm sóc sức khỏe hô hấp.
 
                                                                                         Theo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Cháu bé được cứu sống từ bụng sản phụ đột tử chưa có người nhận. Ảnh: Trần An
Không có hình ảnh

Ngải cứu cho da trắng hồng mùa lạnh

Da cháu trắng, mùa hè trắng hồng. Nhưng tới mùa đông thì xám ngắt, ngoài ra cháu còn chịu rét kém, thường phải mặc quần áo nhiều hơn mọi người… Gần đây, có người nói, ăn trứng rán ngải cứu da sẽ hồng hào và chịu rét tốt, không biết có đúng không? (Trần Mai Hương, Gia Lâm, Hà Nội)

10 chấn thương thường gặp khi luyện tập

Tập thể dục là khi ta tạo áp lực lên các bộ phận khác nhau của cơ thể và chấn thương thường là kết quả tất yếu nếu không được phòng ngừa. Thực sự bạn có thể giảm thiểu rủi ro chấn thương trong tập luyện với các biện pháp an toàn dưới đây.

Mít tinh hưởng ứng ngày thế giới phòng- chống AIDS

(HBĐT)- Ngày 1/12, tại xã Pà Cò (Mai Châu), Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức mít tinh hưởng ứng tháng hành động quốc gia phòng- chống HIV/AIDS và ngày Thế giới phòng- chống AIDS năm 2010. Tới dự có đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, Huyện uỷ, UBND huyện Mai Châu và 3 xã Hang Kia, Pà Cò, Tân Sơn cùng hơn 300 cán bộ, hội viên nông dân và học sinh trường PTDTNT liên xã Hang Kia – Pà Cò.

Mong ước bình dị của cô be mồ côi cha

(HBĐT)- Không biết mặt cha từ khi mới sinh ra, mẹ lại mắc bệnh hiểm nghèo, họ hàng bên nội, bên ngoại cũng khó khăn không giúp được gì nhiều, vậy mà cô bé với dáng người nhỏ nhắn, tính cách nhút nhát vẫn chăm ngoan, học giỏi.

Mai Hạ đẩy lùi “cơn bão” HIV/AIDS

(HBĐT)- Hôm nay, người dân xã Mai Hạ (huyện Mai Châu) vẫn còn nhớ như in cuộc sống u ám bao trùm bản làng khi cơn bão HIV/AIDS tràn về xã vào đầu những năm 2000. Nơi đây từng được xe là “điểm nóng” của huyện Mai Châu bởi có thời điểm toàn xã có tới 38 đối tượng nghiện ma túy và 36 người nhiễm HIV/AIDS.

Nỗ lực lớn của ngành y tế

Liên tiếp trong hai tháng 10 và 11, các tỉnh miền Trung đã phải hứng chịu những đợt mưa lũ lớn, không chỉ gây thiệt hại về người và của mà sau mỗi đợt lũ lụt, môi trường sống cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nhờ sự chủ động, khẩn trương chỉ đạo, phối hợp vào cuộc của ngành y tế từ cơ quan Bộ Y tế đến các địa phương nên công tác khám cấp cứu, phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường và đảm bảo ATVSTP trước, trong và sau bão lũ ở các tỉnh miền Trung đã có hiệu quả thiết thực. Liên quan đến vấn đề này, PV báo Sức khỏe & Đời sống đã phỏng vấn TS. Nguyễn Văn Bình- Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục