Đó là thời gian 3 tháng cuối thai kỳ và 12 tháng sau khi sinh. Nếu người mẹ biết cách tác động thì sẽ có tác dụng rất tốt trong việc phát triển trí não, giúp trẻ thông minh hơn về sau

 

Người mẹ nào cũng muốn con mình sinh ra phải thông minh nhưng làm gì để đạt mục đích này thì họ thường lúng túng. Đó cũng là lý do khiến gần đây những tranh luận về “Phát triển trí não ngay từ khi mang thai” và “Di truyền có phải là yếu tố duy nhất quyết định trí thông minh của trẻ?” thu hút sự quan tâm của đông đảo bà mẹ trẻ mang thai.

 
Đặc biệt lưu ý 3 tháng cuối thai kỳ
 
Trước hết, cần khẳng định quan niệm trẻ thông minh là do di truyền, thừa hưởng thông minh từ bố hoặc mẹ là đã cũ bởi bên cạnh di truyền, dinh dưỡng và các kích thích từ môi trường bên ngoài đã được chứng minh là tác động không hề nhỏ đến trí não của trẻ.

 
Não của trẻ bắt đầu phát triển từ khoảng tuần thứ 8 của thai kỳ và nhanh nhất ở 3 tháng cuối thai kỳ cho tới lúc 1 tuổi. Ở 3 tháng cuối thai kỳ, não của trẻ có thể đạt đến 25% trọng lượng não người trưởng thành. Nếu lúc này thai phụ không quan tâm tác động thì sẽ phí mất cơ hội giúp con thông minh hơn trong tương lai.
 
 
Trẻ dưới 12 tháng tuổi cần được quan tâm, chăm sóc đặc biệt. Ảnh: Xuân Thảo


Tất nhiên, để làm được điều này, không thể hoàn toàn gạt vai trò người cha và những người thân trong việc hỗ trợ cho người mẹ cả về thể chất lẫn tinh thần nhưng vai trò người mẹ vẫn là quyết định.
 

Cung cấp dưỡng chất theo giai đoạn

Thai phụ đừng nghĩ rằng bổ sung càng nhiều dưỡng chất thì con sẽ thông minh hơn. Nên nhớ là các dưỡng chất chỉ thực sự tốt khi người mẹ cung cấp theo lượng phù hợp ở từng giai đoạn, vì thời kỳ mang thai khác thời kỳ cho con bú. Ngay cả với 2 dưỡng chất quan trọng nhất như DHA và choline thì Hiệp hội Quốc tế về nghiên cứu axít béo và lipid và Viện Y khoa Hoa Kỳ cũng đều có các khuyến cáo về lượng sử dụng.

Thai phụ có thể tham khảo khuyến cáo sau đây của Bộ Y tế và các chuyên gia dinh dưỡng về nhu cầu một số dưỡng chất cần áp dụng mỗi ngày trong thai kỳ và thời gian con bú: Năng lượng cần: 300 kcal và 500 kcal; DHA dạng tạo sẵn: 300 mg (chung cho cả 2 giai đoạn); choline: 450 mg và 550 mg; axít folic: 600 mcg và 500 mcg; sắt: 60 mg và 48 mg; đạm: 25 g (chung cho cả 2 giai đoạn); kẽm: 3,4 mg – 20 mg và 4,3 mg -19 mg.

Do đó, việc thai phụ nắm rõ chu trình phát triển trí não của thai nhi sẽ rất có ích trong việc tác động giúp phát triển trí não của trẻ một cách tối đa. Do trí não của trẻ sẽ lần lượt đạt 25% đến 75% não người trưởng thành trong khoảng thời gian 3 tháng cuối thai kỳ và 12 tháng sau khi sinh nên đây là “thời điểm vàng” quyết định trực tiếp đến sự thông minh và các kỹ năng sống của trẻ sau này.
 
Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng
 
Trí thông minh của trẻ không phải là thứ để có thể nhìn thấy ngay lập tức như cân nặng hay chiều cao mà cần quá trình hình thành và liên tục nuôi dưỡng, kích thích hợp lý và khoa học.
 
Điều này có thể làm được thông qua các kích thích từ môi trường và chế độ dinh dưỡng của mẹ lúc mang thai. Trong đó, dinh dưỡng là quyết định và là việc mà các bà mẹ có thể thực hiện dễ dàng.
 
Có ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển trí não của trẻ chính là các dưỡng chất như docosa dexaenoic acid (DHA), choline, axít folic, sắt, kẽm, i-ốt, vitamin B12. Trong đó, DHA và choline là hai dưỡng chất đặc biệt quan trọng và tác động rất lớn đến sự phát triển trí não thai nhi.
 
Ở 3 tháng cuối thai kỳ, DHA tích tụ vào não của trẻ rất nhiều, tăng đến khoảng 3 – 5 lần cho tới khoảng 12 tuần đầu sau khi sinh. Những bào thai nhận DHA từ mẹ ít thì sau này sẽ có chỉ số IQ thấp hơn đến 20 điểm so với các thai nhi được cung cấp DHA nhiều hơn ngay từ khi trong bụng mẹ.
 
Còn với choline, đây là một dưỡng chất giúp phát triển cấu trúc não của trẻ, hỗ trợ trí nhớ và khả năng học hỏi của trẻ sau này. Ở giai đoạn gần sinh, choline có vai trò đặc biệt quan trọng với phát triển não và tủy sống, giúp trẻ “lấy đi” lượng dự trữ choline lớn từ mẹ thông qua nhau thai.
 
 
                                                                                     Theo NLĐ

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục