Hơn 3.000 ca phá thai to đã được Khoa Kế hoạch hóa gia đình Bệnh viện Từ Dũ thực hiện trong năm 2010

 

Một cô bé 17 tuổi được gia đình đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện (BV) Từ Dũ do bị xuất huyết ồ ạt sau khi phá bào thai 15 tuần tuổi tại một phòng khám ở ngoại thành TPHCM.

Tư vấn cho thai phụ mang thai ngoài ý muốn tại Khoa Kế hoạch hóa  gia đình, Bệnh viện Từ Dũ
 
Mất cả thiên chức làm mẹ
 
Một trường hợp khác là cô công nhân T.X đi phá bào thai 16 tuần tuổi tại một phòng khám tư ở quận Tân Bình - TPHCM. Cô này bị thủng tử cung, thủng ruột vì các can thiệp nặng nề và sai phương pháp, được đưa đến BV Từ Dũ trong tình trạng nhiễm trùng huyết nặng dẫn đến suy đa cơ quan. Rất may là các bác sĩ đã giữ được mạng sống cho cô gái trẻ sau nhiều cuộc phẫu thuật để cắt tử cung, nối ruột...  Tuy nhiên, lần lỡ lầm này đã để lại nhiều di chứng nặng nề. Hiện cô X. phải thường xuyên chạy thận nhân tạo, tử cung bị cắt bỏ nên thiên chức làm mẹ cũng mất vĩnh viễn.
 
Các bác sĩ ở đây cho biết thời gian qua, khá nhiều trường hợp thai phụ tự ý đi phá thai to ở các cơ sở y tế mà khả năng không thể làm loại thủ thuật phức tạp này nên đã lãnh hậu quả, phải nhập viện cấp cứu vì những biến chứng như băng huyết, sót thai, nhiễm trùng... Không ít trường hợp nguy hiểm đến tính mạng như cô bé 17 tuổi nêu trên.
 
“Thủ thuật phá thai to từ 13 tuần tuổi trở lên rất phức tạp, phải qua nhiều công đoạn, phối hợp giữa phẫu thuật và các loại thuốc chuyên biệt, thời gian kéo dài, đòi hỏi bác sĩ phải được đào tạo chuyên sâu...” – bác sĩ Dương Phương Mai, Trưởng Khoa Kế hoạch hóa gia đình của BV Từ Dũ, cho biết.
 
Theo quy định của Bộ Y tế, chỉ những BV thuộc tuyến tỉnh, thành trở lên mới được làm thủ thuật phá thai cho những trường hợp bào thai từ 13 đến 22 tuần tuổi. Với thai trên 22 tuần tuổi thì không được phép phá bỏ. Tuy nhiên, do khó khăn về nhân sự và trang thiết bị nên số BV có khả năng thực hiện phá thai từ 13 đến 22 tuần tuổi còn ít, chỉ mới chủ yếu ở BV Phụ sản Trung ương, BV Phụ sản Hà Nội và BV  Từ Dũ.
 
Giải quyết càng sớm càng tốt
 
Trong thực tế, nhiều thai phụ ngại đến BV  lớn hoặc do BV công không được phép phá thai trên 22 tuần tuổi nên họ tìm đến các điểm phá thai ngoài quy định để giải quyết.
 
Bác sĩ Dương Phương Mai cảnh báo: “Nếu mang thai ngoài ý muốn, thai phụ nên tìm đến BV  để làm thủ thuật càng sớm càng tốt. Thai càng lớn, nguy cơ tai biến càng tăng”. Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thông, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TPHCM, phân tích thêm: “Thai trên 18 tuần tuổi đã khá to và hoàn chỉnh, đang trên tiến trình phát triển cuối cùng để chờ ngày sinh nên khi phá thai, thai phụ phải đối diện với tất cả các nguy cơ tai biến có thể có của các ca sinh non. Đặc biệt là băng huyết, nhiễm trùng và các chấn thương”.
 
Bác sĩ Thông cũng cảnh báo  trong số những trường hợp vô sinh do viêm tắc vòi trứng, rất nhiều người có tiền sử nạo phá thai. Ngoài ra, các bà mẹ có thể gặp phải nhiều vấn đề tâm lý khi phá bỏ một bào thai quá lớn, quá trình thực hiện thủ thuật còn gian nan hơn một cuộc sinh nở thông thường.
 
“Việc phá bỏ những bào thai trên 18 tuần tuổi được hạn chế hết mức có thể. Thông thường, chúng tôi chỉ giải quyết cho những trường hợp là trẻ vị thành niên hoặc hoang thai. Đối với người đã có gia đình nhưng “vỡ” kế hoạch, chúng tôi thuyết phục họ giữ lại đứa bé vì sức khỏe người mẹ và vì nhân đạo. Đây cũng là cách để hạn chế các trường hợp lợi dụng kỹ thuật phá thai to để lựa chọn giới tính thai nhi” – bác sĩ Dương Phương Mai chia sẻ.

 

60% thai phụ phá thai to là dưới 18 tuổi 

 
Theo thống kê mới nhất của BV Từ Dũ, trong 28.723 ca phá thai năm 2010, có 3.050 trường hợp là thai to (hơn 10,6%). Năm 2009, tỉ lệ này là 2.921 trên tổng số 28.470 ca, tương đương 10,26%. Điểm đáng chú ý là hơn 60% trường hợp phá thai to là những thai phụ dưới 18 tuổi. Tỉ lệ này rất cao so với trước đây.
 
Bác sĩ Dương Phương Mai giải thích: “Nhiều trẻ vị thành niên còn thiếu kiến thức về sức khỏe  sinh sản, có người chu kỳ kinh nguyệt chưa đều... nên không nhận biết được các dấu hiệu thai nghén. Nhiều em lại sợ cha mẹ biết, cố giấu. Đến khi không giấu nổi, gia đình đưa đi giải quyết thì thai đã quá to...”.

 

                                                                                          Theo NLĐ

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục