Bệnh cúm do nhiễm virut qua đường hô hấp. Có 3 týp virut cúm là A, B và C. Cúm týp A hay gặp nhất. Cúm týp B gây bệnh nhẹ hơn týp A, còn týp C thì nhẹ hơn nữa. Các dịch cúm thường do cúm týp A gây nên và xảy ra hằng năm.

Bệnh cúm lây truyền từ người này sang người khác qua đường hô hấp. Khi bị cúm A, bệnh nhân thường bị sốt, ớn lạnh, nhức đầu, khó chịu, đau cơ, ho khan, ngạt mũi, đau họng. bệnh xuất hiện cấp tính và thường tự khỏi. Đôi khi có những biến chứng nặng: viêm phổi do virut tiên phát, viêm phổi do nhiễm vi khuẩn thứ phát, bạch hầu, viêm cơ, hội chứng Reye và hội chứng choáng nhiễm độc. Nhiều người có nguy cơ gặp các biến chứng gồm: người cao tuổi, người có bệnh tim và bệnh phổi mạn tính.

Việc điều trị cúm chủ yếu là điều trị trịêu chứng và nâng đỡ. Amantadin và rimantadin làm giảm được thời gian có bệnh, giảm triệu chứng của cúm A nếu được dùng sớm, trong vòng 48 tiếng sau khi xuất hiện trịêu chứng, nên có thể dùng cho những người có nguy cơ cao. Những thất bại trong điều trị và dự phòng có thể là do sự xuất hiện rất nhanh các chủng virut mới kháng thuốc. Trên thực tế, cúm týp A/H5N1 đang xảy ra do gà (rộng ra là do động vật lông vũ) truyền sang người.

Có thể dự phòng được cúm bằng cách chế tạo vaccin từ virut, có chú ý đến việc dùng chủng có những chuyển dịch và trôi dạt kháng nguyên mới nhất. Vaccin dự phòng cho cả bệnh cúm A và B. Amantadin và rimantadin cũng dùng để dự phòng bệnh cúm A, nhưng không thể thay thế được vaccin và chỉ thay vaccin ở những người chống chỉ định dùng vaccin. Việc dùng amantadin và rimantadin để phòng bệnh  nên coi là bổ sung thêm cho vaccin ở những người suy giảm miễn dịch, khi đó đáp ứng sinh kháng thể sau khi dùng vaccin bị suy giảm, hay những người tiêm phòng khi dịch đã phát và những người  làm việc trong các cơ sở nghiên cứu có tiếp xúc với virut. Để phòng bệnh bằng hoá liệu pháp có hiệu quả tối đa thì cần dùng thuốc càng sớm càng tốt và phải dùng hằng ngày suốt thời gian có dịch hoặc cho đến khi  các kháng thể cúm đã sinh ra đầy đủ sau khi tiêm vaccin.

                                                                                      Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Tăng cường công tác kiểm dịch y tế biên giới

Bộ Y tế vừa ban hành văn bản yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm dịch y tế biên giới để ngăn chặn dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi xâm nhập nước ta.

Đổi mới hình thức tuyên truyền - giải pháp quan trọng để hoàn thành chỉ tiêu bao phủ bảo hiểm y tế

(HBĐT) - Năm 2022, tỉnh có 2 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội không đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong đó có chỉ tiêu bao phủ bảo hiểm y tế (BHYT). Theo Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ giao tỷ lệ bao phủ BHYT của tỉnh là 95,15%. Tuy nhiên, đến hết tháng 12/2022, tỷ lệ bao phủ thẻ BHYT của Hòa Bình chỉ đạt 90,27% dân số.

Trên 1.200 người đăng ký tham gia hiến máu tại huyện Lạc Sơn

(HBĐT) - Ngày 10/3, tại nhà văn hóa huyện Lạc Sơn, Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, Ban Chỉ đạo Vận động HMTN huyện Lạc Sơn phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu T.Ư tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện đợt I năm 2023.

Hà Tĩnh: 13 học sinh lớp 6 bị ngộ độc do ăn quả cây ngô đồng

Ngày 10/3, cô giáo Hồ Thị Hoa, Hiệu trưởng Trường Trung học Cơ sở Phổ Hải, xã Xuân Hải, huyện Nghi Xuân (tỉnh Hà Tĩnh) xác nhận, một nhóm học sinh lớp 6 của trường phải đến khám, theo dõi tình hình sức khỏe tại Trung tâm Y tế huyện sau khi ăn quả của cây ngô đồng.

Ứng dụng VssID - phát huy vai trò cung cấp thông tin chính sách về bảo hiểm

(HBĐT) - Sau gần 2 năm triển khai, ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội (BHXH) số đã phát huy vai trò hữu ích trong việc cung cấp thông tin chính sách về BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

Gia tăng tỷ lệ hút thuốc lá điện tử trong lứa tuổi thanh, thiếu niên

Tỷ lệ hút thuốc lá điện tử trong thanh, thiếu niên Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục