Các chuyên gia về phỏng cùng chung nhận định là cứ vào dịp cận Tết, lượng bệnh nhân phỏng lại tăng cao, đặc biệt bệnh nhân là trẻ em. Nguyên nhân cơ bản là do người lớn bất cẩn

Cuối tuần qua, Khoa Hồi sức cấp cứu Viện Bỏng Quốc gia tiếp nhận bé P.T.H (2 tuổi, ngụ tỉnh Ninh Bình) đến cấp cứu trong tình trạng phỏng nặng toàn thân. Tai nạn xảy ra khi mẹ cháu mải dọn dẹp nhà cửa đón Tết để hai chị em cùng chơi với nhau. Trong lúc chơi đùa, bé H. trượt chân ngã nhào vào nồi canh măng mẹ vừa mới nấu.

 
Các bác sĩ điều trị cho biết với mức độ phỏng sâu khoảng 15%, bé H. sẽ phải điều trị trong thời gian dài và vĩnh viễn mất đi một phần sức khỏe.
Một bệnh nhân phỏng là trẻ em đang điều trị tại Viện Bỏng Quốc gia. Ảnh: THẾ KHA
 
Phần lớn là trẻ em
 
Cũng trong những ngày gần đây, Viện Bỏng Quốc gia tiếp nhận khá nhiều ca phỏng trẻ em và người già do sưởi ấm. Tại Khoa Phỏng trẻ em, bé Nguyễn Ngân T. (1 tuổi, ngụ tỉnh Thái Nguyên) bị phỏng toàn bộ vùng mặt vì ngã vào đống lửa. Theo mẹ bé T., mấy hôm vừa qua, trời lạnh quá nên chị lấy lá cây đốt sưởi ấm cho con. Đặt con vào chiếc nôi gần bếp, chị chạy ra ngoài chưa đầy một phút đã nghe tiếng khóc thét của con. Chạy vào thì thấy con ngã lên đống lửa.
 
PGS-TS Nguyễn Ngọc Tuấn, Chủ nhiệm Khoa Phỏng trẻ em, cho biết trong 2 tuần rét đậm vừa qua, khoa đã tiếp nhận 5 trường hợp trẻ bị phỏng do rơi, ngã vào than, củi. Tuần trước cũng có 3 ca, phần lớn phỏng do sưởi và rơi vào những cháu bé rất nhỏ, có khi chỉ một vài tháng tuổi.
 
Các chuyên gia về phỏng cùng chung nhận định là năm nào cũng vậy, cứ vào dịp cận Tết là lượng bệnh nhân bị phỏng lại tăng mà trong đó phần lớn bệnh nhân là trẻ em. Nguyên nhân cơ bản bắt nguồn từ sự bất cẩn của người lớn. Y tá Cao Thùy Dung, Khoa Hồi sức cấp cứu, cho biết những ngày giáp Tết, người lớn thường bận rộn với công việc sắm Tết, lo dọn dẹp nhà cửa, nấu nướng nhiều món nên sơ ý với việc trông coi các cháu nhỏ. Vì hiếu động, tò mò mà có cháu nhúng cả tay vào nồi nước nóng mẹ đun để tắm cho con.
 
Sơ cứu sai, di chứng nặng nề
 
Theo TS-BS Nguyễn Như Lâm, Chủ nhiệm Khoa Hồi sức cấp cứu, vấn đề rất đáng lo là khoảng 60% số bệnh nhi phỏng được gia đình sơ cứu không đúng cách trước khi đưa tới bệnh viện. Nhiều người thấy con bị phỏng là lấy nước mắm, kem đánh răng, mỡ trăn, lòng trắng trứng gà, nước từ thân cây chuối... đổ và xoa vào chỗ phỏng. Đây là những việc làm nguy hại khiến vết phỏng trở nên nặng hơn, gây tai biến, để lại di chứng nặng nề.
 
TS Nguyễn Như Lâm tư vấn: Khi trẻ bị phỏng, cần xả nước ở nhiệt độ thường vào chỗ phỏng từ 15-20 phút liên tục để hạ nhiệt độ phần vết phỏng hoặc lấy khăn ướt sạch đắp vào vùng bị phỏng để giảm đau và tránh gây phỏng sâu. Tiếp đó, dùng băng y tế sạch băng bó lại nhằm tránh chỗ phỏng bị phồng rộp và đưa đến cơ sở y tế gần nhất. Khi gặp nạn nhân phỏng điện, ngoài việc lập tức ngắt điện, gỡ nạn nhân ra khỏi sự tiếp xúc với điện bằng vật cách điện như cao su, gậy khô... cần làm hô hấp nhân tạo tại chỗ rồi mới đưa đi cấp cứu.
 
                                                                                     Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Gia tăng trẻ nhiễm virus hợp bào hô hấp, bác sĩ hướng dẫn cách phòng bệnh

Thời gian gần đây,số trẻ mắc bệnh do virus hợp bào hô hấp (RSV) đang có xu hướng gia tăng, bác sĩ hướng dẫn các biện pháp dễ thực hiện để phòng bệnh cho trẻ.

WHO cảnh báo tình trạng thiếu nhân viên y tế nghiêm trọng vì đại dịch Covid-19

Theo Tổ chức Y tế thế giới, không dưới 55 quốc gia trên thế giới đang phải chật vật đối phó với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng nhân viên y tế, trong đó các nước châu Phi bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh ở huyện vùng cao Mai Châu

(HBĐT) - Những năm qua, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn, tăng cường ứng dụng kỹ thuật cao vào khám và điều trị bệnh. Nhờ đó, chất lượng khám, chữa bệnh (KCB) ngày càng được nâng lên, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe Nhân dân trên địa bàn.

Tăng cường công tác kiểm dịch y tế biên giới

Bộ Y tế vừa ban hành văn bản yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm dịch y tế biên giới để ngăn chặn dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi xâm nhập nước ta.

Đổi mới hình thức tuyên truyền - giải pháp quan trọng để hoàn thành chỉ tiêu bao phủ bảo hiểm y tế

(HBĐT) - Năm 2022, tỉnh có 2 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội không đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong đó có chỉ tiêu bao phủ bảo hiểm y tế (BHYT). Theo Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ giao tỷ lệ bao phủ BHYT của tỉnh là 95,15%. Tuy nhiên, đến hết tháng 12/2022, tỷ lệ bao phủ thẻ BHYT của Hòa Bình chỉ đạt 90,27% dân số.

Trên 1.200 người đăng ký tham gia hiến máu tại huyện Lạc Sơn

(HBĐT) - Ngày 10/3, tại nhà văn hóa huyện Lạc Sơn, Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, Ban Chỉ đạo Vận động HMTN huyện Lạc Sơn phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu T.Ư tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện đợt I năm 2023.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục