Vào những ngày Tết, mọi người thường đi chơi, nên mỗi bữa chỉ nên ăn khoảng 70-80% lượng thức ăn so với bình thường, chia làm nhiều bữa, tối đa 4-5 bữa ăn mỗi ngày, không nên ăn quá no, uống quá say và phải đảm bảo VSATTP.

 

Bánh chưng, bánh tét, hầu như có đủ các chất dinh dưỡng bao gồm: đạm, tinh bột và mỡ, chỉ thiếu thành phần xơ. Trung bình 100g tương đương 250kcal, nhiều chất béo, và các chất béo này có nguồn gốc từ mỡ động vật nên ít có lợi cho sức khỏe. Bánh chưng thường được ăn kèm với dưa món, củ kiệu. Các món dưa này vừa chính là thành phần chất xơ vừa giúp cho người ăn ngon miệng, không có cảm giác ngán.

 

Tuy nhiên, những thức ăn này nếu ăn thường xuyên sẽ không tốt cho bệnh nhân (BN) có bệnh lý tim mạch và đái tháo đường (ĐTĐ), vì có nhiều chất béo động vật không có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, dưa món, củ kiệu còn có chứa hàm lượng muối cao không thích hợp cho BN tăng huyết áp. Đối với BN ĐTĐ, nếu dùng bánh chưng không nên dùng quá 200g/ ngày và phải tiết giảm lượng thức ăn trong ngày. Còn đối với BN tăng huyết áp, nếu ăn dưa món, củ kiệu nên dùng loại ngâm bằng giấm đường để giảm hàm lượng muối.

 

Các món thịt nguội, giò chả: nhóm thực phẩm này chủ yếu cung cấp chất đạm và béo nhưng lại chứa nhiều acid béo no bão hòa nên không tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, thực phẩm này có chứa hàn the để tạo độ giòn nên rất có hại. Đối với BN ĐTĐ, tăng huyết áp nên sử dụng hạn chế, không quá 100g thức ăn này mỗi ngày.

 

Thịt kho trứng là món ăn hầu như không thiếu trong ngày Tết. Tuy nhiên, vì thịt mỡ chứa nhiều mỡ động vật không tốt nên đối với BN ĐTĐ, tăng huyết áp hay bệnh lý gan mật, khi ăn nên bỏ phần mỡ và da. Ngoài ra, một lòng đỏ trứng có chứa khoảng 200mg cholesterol, nếu ăn quá lượng trên mỗi ngày sẽ có hại cho tim mạch vì gây ra xơ vữa động mạch. Vì vậy, lượng đạm ăn vào mỗi ngày nên khoảng 400g từ thịt, cá hoặc đậu hũ.

 

Các loại bánh mứt có chứa hàm lượng đường cao nên dễ gây cảm giác ngán cho cả người bình thường. Các thức ăn này chủ yếu là nhóm đường đơn, chỉ số đường rất cao, rất ít chất xơ, dễ làm tăng đường huyết nên không thích hợp cho BN ĐTĐ. Đối với BN ĐTĐ mà đường huyết kiểm soát tốt có thể dùng vài miếng. Ngược lại, nhóm BN đường huyết kiểm soát kém thì không nên sử dụng.

 

Trái cây: đây là nguồn vitamin chính, chứa nhiều chất xơ, là thực phẩm giúp cân đối khẩu phần thức ăn giàu đạm, béo trong những ngày đầu xuân. Đối vời người bình thường có thể dùng 2-3 suất trái cây trong ngày (mỗi suất tương đương 1 quả táo, hoặc 3 múi bưởi, hoặc 2 trái mận, hoặc 1 quả cam vừa, hoặc 1 góc dưa hấu…). Đối với BN ĐTĐ không nên dùng quá 2 suất trái cây/ngày, các loại trái cây quá ngọt, hàm lượng đường cao không nên dùng quá 3 lần/tuần.

 

Các thức uống trong những ngày Tết, đa số là nước ngọt và rượu, bia. Đối với người bình thường thì mỗi ngày khoảng 300-400ml bia hoặc 60ml rượu nhẹ (rượu vang) là tốt cho sức khỏe. Đối với BN ĐTĐ, cũng có thể dùng nước ngọt ăn kiêng nhưng nên hạn chế không nên dùng quá 1 lon/ngày. Ngoài ra, cũng có thể dùng vài tách trà, ly rượu thơm là rất tốt.

 

Tóm lại, không có thức ăn xấu, không có thức ăn tốt. Thức ăn tốt hay xấu là phụ thuộc vào cách ăn uống của mỗi người, nên ăn uống điều độ, vừa phải, đảm bảo đủ 3 bữa chính trong ngày.

 

 

 

                                                                                 Theo DanTri

 

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục