Thực phẩm trong gia đình ngày Tết lúc nào cũng có sẵn và quyến rũ chúng ta, lại càng quyến rũ hơn đối với những người mắc bệnh mãn tính phải kiêng khem nhiều món như người đái tháo đường (ĐTĐ). Để vượt qua cám dỗ của những thực phẩm Tết và giữ đường huyết ổn định, bệnh nhân ĐTĐ cần tuân thủ một chế độ ăn ổn định, hợp lý sau đây, trong những ngày Tết:

 

“Thịt mỡ dưa hành, câu đối đỏ

Cây nêu tràng pháo, bánh chưng xanh”
 
- Hạn chế thực phẩm chứa chất đạm, chất béo cao: Bánh chưng, bánh tét, thịt mỡ kho trứng, kho măng, bánh mứt, kẹo... tuy hấp dẫn nhưng chứa một lượng lớn chất béo động vật (mỡ), chất đạm, chất bột đường.
 
Người bệnh ĐTĐ thường có bệnh tăng huyết áp và tăng mỡ máu kèm theo nên nếu ăn uống như người bình thường, ngày Tết thì sẽ nhanh chóng làm tăng đường huyết, mỡ máu, huyết áp, dễ dẫn đến biến chứng.
 
- Chú ý chất bột đường trong thực phẩm: Chất bột đường có trong nhiều thực phẩm ngày Tết như bánh kẹo, xirô, nước ngọt, trái cây... Tránh, hạn chế trái cây khô, bánh mứt, kẹo... được chế biến từ đường mía thông thường vì những loại thực phẩm này chứa loại đường phức dễ cắt thành đường đơn hấp thu nhanh vào trong máu, làm tăng nhanh đường huyết sau ăn.
 
Để ngày Tết được ăn như người bình thường, người ĐTĐ nên chọn những loại thức ăn ngọt làm từ đường ăn kiêng dành cho người ĐTĐ.
 
Có thể sử dụng bổ sung thực phẩm chuyên biệt cho người bệnh ĐTĐ chứa đường phức đặc biệt sẽ được phóng thích vào máu từ từ, làm chậm hấp thu và chậm gia tăng đường huyết sau ăn.

- Không sử dụng nước ngọt, nước có gaz, các nước ép trái cây, sữa có đường... chọn loại nước ngọt dành cho người ĐTĐ (có chữ diet, light).

 
- Có thể ăn vừa phải đồ nguội: Bệnh nhân ĐTĐ có thể ăn vừa phải các đồ nguội như giò, chả, thịt nguội, thịt đông có thể ăn kèm với dưa chua, kiệu muối... nhưng phải bảo đảm vệ sinh và an toàn thực phẩm.
 
- Ăn thực phẩm hấp thu đường vào máu chậm và giàu chất xơ: Nên dự trữ sẵn trong tủ lạnh nhà bạn các loại rau, quả (khoai, cà rốt, cà chua...) vì chúng rất tốt cho người bệnh ĐTĐ, giúp hấp thu đường vào máu chậm và tránh táo bón.
 
- Chuẩn bị chu đáo khi du xuân: Chuẩn bị giày dép để bảo vệ đôi chân, nhớ mang theo thuốc, máy thử đường huyết; mang theo một số thực phẩm như sữa chuyên biệt, bánh mứt dành cho người ĐTĐ...
 
Trong ngày Tết, các loại thực phẩm này sẽ rất hữu dụng khi người bệnh không chuẩn bị kịp bữa ăn hoặc đồ ăn nơi hàng quán, điểm tham quan không thích hợp với người bệnh khi du xuân. Các loại thực phẩm này cũng có thể  sử dụng như bữa ăn dặm giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn.
 
Sau Tết, số lượng bệnh nhân ĐTĐ nhập viện vì tăng đường huyết và biến chứng luôn cao. Do đó, ngay trong những ngày Tết, người bệnh ĐTĐ cần kiểm soát đường huyết ổn định.
 
Đo đường huyết thường xuyên hơn và cố gắng giữ mình khỏi sự hấp dẫn của thực phẩm Tết, sẽ giúp bạn và gia đình tận hưởng trọn vẹn một mùa Xuân mới đầy tươi vui và hạnh phúc.
 

Người bệnh ĐTĐ giờ đây có thể vui vẻ đón Tết trọn vẹn trong sự an tâm về sức khỏe của mình nhờ có sữa bột Glucerna SR (Abbott, Hoa Kỳ). Glucerna SR cung cấp nguồn dinh dưỡng đầy đủ và cân đối, dùng thay thế bữa ăn hoặc bổ sung cho bữa ăn, đem đến cuộc sống hoàn toàn thoải mái và yên tâm, giúp ổn định đường huyết nhờ: Hệ thống giải phóng đường chậm (SR: Slow Release), phóng thích đường vào máu từ từ giúp ổn định đường huyết, chỉ số đường huyết thấp (GI=30) ổn định đường huyết sau ăn. Bổ sung MUFA tốt cho hệ tim mạch.

 

                                                                                      Theo NLĐ

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục