Nhiều loại thuốc giảm đau không tốt cho cơ thể
Bạn bị stress vì công việc và ngủ không đủ giấc đêm qua, kết quả là bạn đã bị một cơn đau đầu kinh khủng. Vậy thì bạn sẽ làm gì?
Chẳng có gì khó, chỉ cần một viên Panadol hoặc Tylenol thì xem ra cũng cải thiện được tình hình, cơn nhức đầu biến mất, cuộc sống lại tràn đầy màu sắc.
Ngày hôm sau, khi thức dậy, bỗng dưng bạn lại cảm thấy đau đầu, lần này cơn đau không dữ dội như hôm qua nhưng cứ tái đi tái lại. Cũng lại giở trò cũ, thuốc đã mua sẵn ngày hôm qua rồi, tội gì không uống để ngăn chặn cơn đau trước khi chúng càng trở nên “tàn nhẫn”.
Thế nhưng sự đời đâu có dễ ăn như ta tưởng. Khi bạn làm điều đó có nghĩa là bạn đã “hãm tài” những “receptor đau” vốn có nhiệm vụ “đưa tin” giữa các tế bào não. Điều này cũng có nghĩa là cơn đau đầu của bạn vẫn “ăn dầm nằm dề” ở đó, nhưng vì não đã bị “cắt liên lạc” cho nên làm cho bạn không còn cảm thấy đau. Cũng có nghĩa là thay vì tìm ra nguyên nhân gây đau đầu để mà trị, bạn chỉ trị triệu chứng đau đầu.
Thêm vào đó, Tylenol hoặc Panadol (tên biệt dược của paracetamol) không hiền như ta tưởng. Một thống kê từ Úc cho thấy khi sử dụng paracetamol chỉ có 16% người dùng chịu đọc kỹ nhãn thuốc; khoảng 44% đã đọc nhãn thuốc và biết rằng mình đang sử dụng quá liều được đề nghị nhưng vẫn chấp nhận dùng để “ăn thua đủ” với cơn đau.
Nếu bạn bị dính đau đầu hơn 2 lần trong một ngày thì đúng là bạn đã có vấn đề. Sử dụng thuốc giảm đau bừa bãi chỉ càng có cơ hội bị dính theo hiệu ứng hồi ngược (rebound) và càng làm cho cơn đau đầu càng không còn lối thoát. Khi bạn sử dụng cùng một loại thuốc giảm đau trong một thời gian dài thì cơ thể bạn sẽ bị nghiện thuốc. Điều gì sẽ xảy ra khi một loại thuốc giảm đau bị “phế võ công”? Bạn sẽ bị cơn đau đầu hành hạ bạn một cách dã man hơn và càng làm cho bạn muốn uống thêm nhiều thuốc hơn và càng nhiều thuốc hơn nữa tạo thành cái vòng luẩn quẩn.
Không phải nói ra những điều này nhằm thuyết phục bạn đừng có rớ vào mấy loại thuốc giảm đau. Không thể phủ nhận công lao của chúng, tuy nhiên đừng để chúng biến thành một phần không thể thiếu được trong cuộc sống thường ngày của bạn. Có một điều nếu nói ra tưởng là dư thừa: luôn luôn đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng. Nhiều loại thuốc tuy rằng dùng khác mục đích nhưng lại có chung thành phần hoạt chất. Vì vậy, nếu dùng những loại thuốc này cùng một lúc sẽ càng làm tăng hàm lượng các thành phần hoạt chất giống nhau có mặt ở 2 thuốc khác nhau và sẽ càng làm tăng thêm độc tính. Một ví dụ rõ nhất là Tylenol trị đau đầu có chứa paracetamol, một số loại thuốc trị cảm cúm khác cũng có chứa paracetamol, nếu sử dụng 2 loại thuốc này cùng một lúc, sự quá liều paracetamol rất có thể xảy ra. Nếu chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ăn uống thất thường, mượn rượu giải sầu... thì càng làm tăng khả năng công phá lá gan mong manh của bạn. Điều “khó chịu” nhất là khi lá gan bị công phá ở giai đoạn sớm, những triệu chứng gặp phải rất giống cúm và làm cho bạn càng sử dụng thêm thuốc trị cúm và càng làm cho lá gan “oải chè đậu” hơn.
Nếu bạn bị hiệu ứng đau đầu hồi ngược khi sử dụng các loại thuốc giảm đau, điều duy nhất bạn có thể làm để xoay chuyển tình thế là... ngưng ngay tất cả các loại thuốc giảm đau và thay thế bằng những liệu pháp tự nhiên khác. Những liệu pháp tự nhiên này đã được dùng từ lâu đời và đôi lúc còn nhanh hơn và hiệu quả hơn so với các loại thuốc giảm đau. Những liệu pháp này bao gồm thủy liệu pháp (hydrotherapy), hương liệu pháp (aromatherapy), châm cứu, massage, yoga... Trị những cơn đau đầu đúng phương pháp sẽ làm bạn tiết kiệm tiền bạc chi tiêu vào những loại thuốc giảm đau vốn hay gây... “nhức đầu” cho túi tiền của bạn.
Theo SKĐS
Hiện tại Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc, sốt phát ban do rubella đang vào đỉnh dịch, tuy nhiên trong số đó vẫn rải rác các ca mắc sởi. Sốt cao, nổi phát ban khắp người đều là triệu chứng của hai bệnh trên.
Triệu chứng mệt kinh niên (CFS) có thể khiến bạn thấy mỏi mệt ngay cả đối với những hoạt động đơn giản nhất trong ngày như tắm rửa hoặc thay quần áo, theo trang tin Womenshealth.gov
Con tôi được 1 tháng tuổi, cháu thường xuyên chảy nước mắt, mắt kèm nhèm nhìn rất thương. Tôi cho cháu đi khám thì bác sĩ nói cháu bị tắc ống lệ bẩm sinh, hướng dẫn mát-xa mắt và hiện tại chưa điều trị gì vì cháu còn nhỏ. Xin hỏi bác sĩ, đến khi nào thì cháu có thể điều trị để khỏi hẳn bệnh? (Nguyễn Lệ Hoa - Quảng Ninh)
Các nhà khoa học Mỹ tại Đại học Wisconsin-Madison đã vừa phát hiện ra mối liên hệ giữa ánh sáng Mặt Trời và nguy cơ bị mắc bệnh đa xơ cứng (MS) - một chứng rối loạn não bộ và tủy sống với chức năng thần kinh bị giảm sút, kết hợp với việc hình thành sẹo trên lớp phủ ngoài của các tế bào thần kinh.
GS.TS Thầy thuốc Nhân dân Bùi Đức Phú, Giám đốc Bệnh viện T.Ư Huế cho biết: đêm 1 rạng 2-3, lần đầu tiên đội ngũ thầy thuốc của Bệnh viện T.Ư Huế đã thực hiện ca ghép tim thành công. Đây chính là ca ghép tim trên người lấy từ người cho chết não đầu tiên được thực hiện thành công bởi chính đội ngũ cán bộ y tế Việt Nam.
Ngày 3-3, Cục Y tế dự phòng cho biết, dịch cúm A/H1N1 hiện vẫn diễn ra phức tạp, với số người mắc tiếp tục tăng tại 19 tỉnh/thành ghi nhận có bệnh nhân mắc. Đáng chú ý, qua giám sát và điều tra dịch tễ cho thấy, những chùm ca bệnh cúm A/H1H1 tại tỉnh Điện Biên, Bến Tre và Thừa Thiên - Huế trong thời gian qua đều được ghi nhận ở trường học.