Cán bộ Trung tâm YTDP tỉnh chuẩn bị cơ số thuốc phòng - chống dịch cúm
(HBĐT) - Cúm A/H1N1 đã trở thành đại dịch và làm chết nhiều người tại nhiều nước trên thế giới mà đỉnh điểm là vào quý III, IV năm 2009. Tại Việt Nam có 1.186 trường hợp được xác định dương tính với virut cúm A/H1N1 và 58 người đã tử vong. Trong năm 2009 – 2010, tỉnh ta cũng đã xảy ra dịch với 2.588 trường hợp nghi mắc tại tất cả 11/11 huyện, thành phố.
Trong đó, 66 người được xác định dương tính, 2 người tại TP Hòa Bình đã tử vong. Với nhiều biện pháp phòng - chống, đại dịch đã tạm lắng nhưng đến đầu năm 2011 lại có dấu hiệu tăng mạnh trở lại. Nhất là trong mùa đông-xuân thời tiết lạnh, ẩm làm cho virut cúm A phát triển mạnh, số người mắc và tử vong có thể tăng. Đặc biệt, nguy cơ chủng virut cúm A tái tổ hợp với cúm mùa và các chứng cúm khác đang lưu hành.
Bà Trần Thị Ái Hương, GĐ Trung tâm YTDP tỉnh cho biết: Cả nước hiện đã ghi nhận tại 30 tỉnh, thành phố có bệnh nhân mắc cúm A/H1N1, trong đó 7 trường hợp tử vong tại 6 địa phương. Các trường hợp tử vong do cúm A/H1N1 chủ yếu có bệnh mạn tính kèm theo như: có tiền sử đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Đến nay, mặc dù tỉnh ta chưa phát hiện trường hợp nào mắc cúm A/H1N1 nhưng một số dịch bệnh dễ lây truyền tăng cao như: tiêu chảy 535 trường hợp, Rubela 181 trường hợp, cúm thường 1.394 trường hợp, quai bị 181 trường hợp (số liệu trong tháng 2/2011).
Để chủ động phòng - chống dịch cúm A/H1N1 xâm nhập trở lại và lây lan trên địa bàn toàn tỉnh, Trung tâm đã lập kế hoạch với mục tiêu phát hiện sớm, điều trị và xử lý kịp thời các ca bệnh cúm A/H1N1. Tổ chức kiện toàn ban chỉ đạo phòng - chống dịch cúm A từ tỉnh, huyện đến xã. Kiện toàn các đội cơ động phòng - chống dịch, đáp ứng khẩn cấp khi dịch xảy ra. Chỉ đạo thực hiện công tác phòng - chống dịch theo từng tuyến phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương. Xây dựng phương án thu dung, điều trị bệnh nhân, đáp ứng về vật tư, hóa chất, thuốc, đảm bảo sinh hoạt của người dân trong vùng phải cách ly và người phải cách ly. Tổ chức trực dịch 24/24 h và thông báo đường dây nóng để tiếp nhận thông tin và tư vấn cho nhân dân theo số điện thoại 0218 22005558. Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các ca bệnh mà trọng tâm là các đối tượng đi về từ vùng có dịch, những người đã tiếp xúc với các ca bệnh đã được xác định, những trường hợp viêm phổi nặng do virut, chùm ca bệnh có hội chứng cúm tại cộng đồng. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân biết được nguyên nhân gây bệnh, sự nguy hiểm và biện pháp phòng, tránh. Tăng cường công tác quản lý chất thải bệnh viện, trạm y tế; kiểm tra chặt chẽ VSATTP, nước uống, nhất là tại các trường học, nơi tập trung đông người. Tổ chức tiêm chủng văcxin theo hình thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm” với những loại văcxin chống cúm hiện có.
Ông Vũ Quốc Hải, Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm và Văcxin sinh phẩm (Trung tâm YTPD tỉnh) cho biết: Cúm A/H1N1 lây qua đường hô hấp (nước bọt) hoặc do tiếp xúc với các đồ vật có mầm bệnh như cốc, chén, bát, đũa… Triệu chứng là sốt cao trên 38 độ, ho, đau họng, đau đầu, mệt mỏi mà đi từ vùng có dịch về hoặc tiếp xúc với người mắc cúm A/H1N1. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh cúm A/H1N1 có thể gây tử vong, tổn hại sức khỏe, gây dị tật cho trẻ nếu mẹ bị mắc cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ. Những người mắc bệnh mạn tính như: tim mạch, hen, lao phổi, tiểu đường, béo phì, suy dinh dưỡng, bệnh nhân AIDS, người già, trẻ em, phụ nữ có thai dễ xảy ra biến chứng nặng khi bị nhiễm cúm A/H1N1. Nếu chưa bị nhiễm virut cúm, cần tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh; hạn chế tập trung đông người; rửa tay thường xuyên bằng xà phòng; làm thông thoáng nơi ở và nơi làm việc; nâng cao sức khỏe bằng việc ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, tập luyện thể thao. Học sinh ở trường nên có cốc hoặc chai uống nước riêng. Trong trường hợp bị mắc bệnh cúm hay có biểu hiện hội chứng cúm nên nghỉ làm, nghỉ học tối thiểu từ 5 – 7 ngày để tránh lây lan. Thông báo cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn. Cho người bệnh ăn uống đủ chất, dễ tiêu hóa, vệ sinh răng miệng bằng nước muối hoặc nước xúc miệng. Người bệnh nên có buồng riêng, nằm màn, đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác trong bán kính 1m. Thường xuyên lau chùi nhà, đồ dùng bằng nước xà phòng. Biện pháp tốt nhất hiện nay để phòng cúm A/H1N1vẫn là tiêm văxin tại Trung tâm YTPD tỉnh, huyện, trạm y tế xã, phường.
Cẩm Lệ
Chỉ còn hai tuần nữa, Thông tư số 06/2011 của Bộ Y tế có hiệu lực (ngày 1-4-2011). Theo đó, quy định mỹ phẩm lưu thông ra thị trường được sản xuất tại các cơ sở, doanh nghiệp không đáp ứng nguyên tắc tiêu chuẩn GMP của Hiệp hội Các nước Đông Nam Á sẽ bị đình chỉ lưu hành và thu hồi. Tuy nhiên, hiện tại TP Hồ Chí Minh có chưa tới 10% doanh nghiệp mỹ phẩm vừa và nhỏ đạt chuẩn GMP. TS Alain Khaiat - chuyên gia quốc tế cao cấp về mỹ phẩm, Phó Chủ tịch Vụ Khoa học và kỹ thuật của Hiệp hội Mỹ phẩm ASEAN, đã có cuộc trao đổi xung quanh vấn đề này.
Những nghiên cứu khoa học các năm gần đây đã chỉ ra các nguyên tố vi lượng và màu sắc của tóc có quan hệ mật thiết với nhau. Do đó, việc chú ý dinh dưỡng hằng ngày sẽ giúp hạn chế tình trạng này.
(HBĐT) - Thời tiết giao mùa ngày nắng, sáng, tối lạnh khiến cơ thể con người khó thích ứng kịp nên dễ mắc bệnh. Theo thống kê của Bệnh viện Đa khoa tỉnh, những ngày gần đây lượng bệnh nhân vào khám, điều trị các bệnh liên quan đến hô hấp, tai mũi họng tăng cao. Người lớn mắc các bệnh như sốt phát ban, sốt vi rút, quai bị; trẻ em mắc các bệnh như viêm phế quản, viêm phổi, tiêu chảy mức độ A, B…
Nhiễm khuẩn huyết (NKH) là một trong những bệnh lý nguy hiểm ở trẻ em, đa số các trường hợp nhiễm bệnh phải điều trị tích cực, nguy hiểm nhất là sốc nhiễm khuẩn. Các vi khuẩn gây ra nhiễm khuẩn huyết là tụ cầu khuẩn, vi khuẩn gây viêm đường hô hấp, vi khuẩn viêm màng não mủ, vi khuẩn đường ruột…
Trong 3 năm (2008-2010), Tổng cục DS-KHHGĐ đã phối hợp với nhiều tổ chức đoàn thể triển khai các hoạt động tuyên truyền vận động KHHGĐ, trong đó đặc biệt chú trọng tới công tác vận động nam giới sử dụng các biện pháp tránh thai.
Đi giày dép không đúng ngoài việc khiến bạn không thoải mái, nó còn có thể gây ra các bệnh ngoài da và nhiều bệnh khác liên quan đến nội tạng.