Mế Thơm hái thuốc quanh nhà.

Mế Thơm hái thuốc quanh nhà.

(HBĐT) - Đối với người dân tộc Mường ở Hòa Bình, đã từ rất lâu mỗi khi mắc bệnh thì phương thuốc đầu tiên mà họ thường nghĩ đến chính là những loại lá cây, cây, rễ có trong vườn hay trong rừng. Đó là những thảo mộc rất gần gũi với cuộc sống thường ngày của họ.

 

Không biết từ bao giờ, những vị thuốc nam đã được lưu truyền trong dân gian, không có một ghi chép hay một nghiên cứu khoa học nào chứng minh được giá trị của loại thuốc này nhưng nó vẫn tồn tại trong cộng đồng dân cư và phát huy được tác dụng chữa bệnh cứu người qua bao thế hệ.  

Thuốc nam không cần đo đếm từng vị thuốc như thuốc bắc, cũng không cần những chỉ dẫn cụ thể, nghiêm ngặt như thuốc tây, thuốc nam là những vị thuốc đơn giản và rất dễ sử dụng. Sự đơn giản đó thể hiện ngay trong các nguyên liệu được dùng để làm thuốc, đó là những loại thảo mộc bản địa dễ tìm như cây cối xay, mía, dâu tằm, vừng, ổi, xạ đen, xạ trắng... Đồng bào dân tộc Mường truyền nghề làm thuốc nam trong cộng đồng dân cư qua các thế hệ truyền nối cho nhau và hiện nay, những người làm thuốc nam chủ yếu là các bà mế. Với kinh nghiệm của họ có thể biết được loại thuốc nào trị bệnh gì, mùa nào, thuốc nấy, hái thuốc ra sao, tìm thuốc ở đâu. Cách chế biến thuốc nam của người Mường không cầu kỳ như các loại thuốc khác. Thuốc lấy từ lá, thân, củ, rễ của cây được băm nhỏ không qua sao, tẩm, chế nấu ra thành cao hoặc bào chế cầu kỳ mà chỉ phơi nắng và bếp củi.

Cách sử dụng thuốc phong phú, có loại băm phơi khô sắc uống như thuốc chữa bệnh, có cây dùng tươi, có những cây dùng ngâm rượu, có những loại bệnh như ho, viêm họng, ngậm một số vỏ cây và lá cây đã được tán nhỏ. Ngoài ra, với một số loại bệnh có thể dùng cách chữa như xông, tắm, đắp, bôi ngoài da. Nói chung, cách chữa bệnh dân gian của người Mường đơn giản nhưng cũng rất phong phú, có hiệu quả. Một vị thuốc có thể chữa nhiều loại bệnh khi kết hợp với những vị thuốc khác hay chế biến theo cách khác.

Tuy đơn giản như vậy nhưng công dụng của loại thuốc này thật kỳ diệu, trị được các loại bệnh thông thường như: ngứa, hóc xương, nấc, dị ứng, côn trùng đốt, rắn cắn, gãy xương...  hay cả những căn bệnh khó chữa hơn như: dạ dạy, đại tràng, sỏi thận, da vàng, vô sinh cho cả nam và nữ...

Mế Thơm ở xóm Nội, xã Hạ Bì (Kim Bôi) người đã làm thuốc nam hơn nửa đời người cho biết: Mế học làm thuốc từ mẹ của mình. Các loại thuốc cứ dần dần được mế biết tới qua việc vào rừng kiếm thuốc cùng mẹ. Mế còn bảo làm thuốc không cần học gì nhiều đâu. Xung quanh nhà mế có nhiều các loại cây, củ dùng để làm thuốc và trong nhà lúc nào cũng có nhiều loại thuốc đã được băm, phơi khô. Mế Thơm vừa băm thuốc, vừa chỉ cho chúng tôi biết đây là cây gì, chữa bệnh gì và kiếm ở đâu. Người lương y già này trăn trở: Hiện nay, thuốc không còn nhiều như ngày trước, nhiều loại phải đi xa mới kiếm được, con cháu trong nhà không ai theo nghề thuốc. Với lại, bây giờ cũng ít dùng thuốc nam mà thay vào đó là thuốc tây cho tiện.

Thuốc nam của người Mường trong thực tế đã chứng minh được những công dụng kỳ diệu, nó vẫn là một phần không thể thiếu trong đời sống của người dân nơi đây. Thuốc nam - một phương thuốc hiệu quả, tốn ít chi phí, phù hợp với đời sống còn khó khăn của đồng bào dân tộc. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là lương y giỏi và có kinh nghiệm đang ít dần, lớp người kế tục hầu như không có, lượng cây thuốc cũng ngày càng sụt giảm do rừng bị tàn phá cạn kiệt. Vì vậy, cần có những chính sách thiết thực giữ gìn kinh nghiệm quý báu của người đời xưa để lại nhằm bảo tồn giá trị thiết thực của đời sống, giá trị truyền thống của dân tộc Mường Hòa Bình.

                                                                                            Bùi Thu

                                                                                         (Sở TT&TT)

 

Các tin khác

Vẫn còn 33 công nhân đang nằm điều trị tại bệnh viện
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Bệnh viện Đa khoa tỉnh quyên góp ủng hộ nhân dân Nhật Bản bị thiên tai

(HBĐT) - Chiều 18/3, Đảng uỷ, Ban giám đốc, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã tổ chức lễ phát động quyên góp ủng hộ nhân dân Nhật Bản bị thiên tai.

Lạc Sơn cấp hơn 54.000 thẻ BHYT cho người nghèo

(HBĐT) - Thực hiện chương trình quốc gia về xóa đói - giảm nghèo giai đoạn 2011 – 2015, từ đầu năm đến nay, UBND huyện Lạc Sơn đã phê duyệt quyết định cấp 99.313 thẻ BHYT cho đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn đợt 1. Trong đó, có 54.422 đối tượng nghèo và 44.891 đối tượng người dân tộc thiểu số vùng điều kiện khó khăn.

Cộng đồng chung tay phòng, chống bệnh lao

(HBĐT) - Ngày Thế giới phòng, chống bệnh lao (24/3) năm nay được Tổ chức Y tế Thế giới lấy chủ đề “Thay đổi tư duy để loại trừ bệnh lao ra khỏi cộng đồng” nhằm hướng tới tiêu chí chung: Thế giới hãy bắt tay nhau để phòng - chống bệnh lao. Trên thực tế, bệnh lao hiện vẫn là căn bệnh có nguy cơ cao nhất về lượng người mắc, người nhiễm bệnh và số người tử vong.

Hội nạn nhân CĐDC/Dioxin tỉnh: Hỗ trợ 10 triệu đồng cho nạn nhân Bùi Văn Bượng

(HBĐT) - Ngày 16/3, Hội nạn nhân CĐDC/Dioxin tỉnh đã đến thăm và hỗ trợ gia đình ông Bùi Văn Bượng (xóm Ong 2, xã Nam Phong, huyện Cao Phong) số tiền 10 triệu đồng để làm nhà mới.

Sức khỏe qua màu nước tiểu

Màu sắc của nước tiểu có thể phản ánh tình trạng sức khỏe rất rõ. Nếu nước tiểu khi thức dậy vào sáng sớm có 4 biểu hiện sau thì bạn cần phải cẩn trọng:

Cà chua chống máu vón cục

Ăn nhiều cà chua và các chế phẩm từ cà chua có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh gây chết người như ung thư, bệnh tim và loãng xương. Đó là kết luận của nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm công nghệ và an toàn thực phẩm quốc gia, Viện Công nghệ Illinois (Mỹ) được đăng trên chuyên san Y học Đời sống Mỹ. Nhóm nghiên cứu nhận thấy cà chua là nguồn phong phú chất chống ô-xy hóa lycopene.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục