Trao đổi chất rất quan trọng đối với sức khoẻ nhưng có bao giờ bạn để ý yếu tố nào ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của cơ thể chưa? Thử tìm hiểu nhé.

 



Tỷ lệ trao đổi chất cơ bản là lượng calo cần để duy trì hoạt động của cơ thể bao gồm nhịp tim, hô hấp, chức năng thận, tiêu hoá và chức năng của não bộ. Mỗi cơ thể đốt cháy một số lượng calo nhất định để duy trì sự sống và tỷ lệ trao đổi chất cơ bản phụ thuộc vào các yếu tố chính sau:

 

Giới: Đàn ông có tỷ lệ trao đổi chất cơ bản cao hơn nữ giới.

 

Chiều cao: Người có vóc dáng cao lớn có tỷ lệ trao đổi chất nhiều hơn so với người thấp còi.

 

Trọng lượng hiện tại: Người béo có tỷ lệ trao đổi chất nhiều hơn người gầy.

 

Tuổi tác: Người trẻ có tỷ lệ trao đổi chất cao hơn so với người già.

 

Do vậy đối với một thanh niên trẻ có chiều cao và cân nặng tương đối sẽ có tỷ lệ trao đổi chất cao hơn, nhanh hơn so với một phụ nữ đứng tuổi, gầy và thấp.

 

Làm thế  nào để tăng cường sự  trao đổi chất?

 

Tuổi tác làm chậm quá trình trao đổi chất. Vậy làm thể nào để thúc đẩy chúng?

 

- Điều đầu tiên cần làm tăng số lần hoạt động thể chất và kéo dài thời gian vận động. Ví dụ thay vì tập thể dục 45 phút/ngày thì mỗi lần tập chỉ cần 15 - 20 phút và khoảng 3 lần /1 ngày.

 

- Bữa ăn nhẹ: Cung cấp cho cơ thể khoảng 11 đến 20g carbohydrate trước khi tập thể dục vào mỗi sáng để “đánh thức” cơ thể và cung cấp năng lượng duy trì hoạt động. Nếu không cung cấp năng lượng cho cơ thể, gan phải làm việc nhiều hơn để giải phóng glycogen.

 

- Nhiều bữa nhỏ: Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ăn 2-3 bữa lớn và xen kẽ các bữa ăn nhẹ vào các bữa ăn chính để giữ cho hoạt động tiêu hóa được tốt nhất.

 

- Cafein: Bạn nên cân nhắc điều này và hỏi ý kiến bác sĩ xem cafein có ảnh hưởng đến tình trạng sức khoẻ của bạn không. Thức uống có chứa cafein vào buổi sáng sẽ tăng tỷ lệ trao đổi chất và kích thích hoạt động cho bạn. Tuy nhiên lưu ý không nên lạm dụng quá nhiều cà phê bạn nhé.

 

- Bổ sung vitamin: Cung cấp vitamin tổng hợp để đảm bảo cơ thể bạn có đủ vitamin và khoáng chất giúp cơ thể tiêu hoá thức ăn và hấp thụ dưỡng chất một cách tốt nhất.

 

- Nước: Tăng lượng nước cho cơ thể và cung cấp thường xuyên, ngoài ra để bạn hấp thụ nước được nhiều hơn và có thể thêm nước quả để tránh nhàm chán.

 

                                                                Theo DanTri

Các tin khác


Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục