Vitamin có vai trò hết sức quan trọng, bảo đảm các chuyển hóa, các quá trình hóa học trong cơ thể, trong đó các quá trình phản ứng men rất hệ trọng mà các quá trình đó vốn đã giảm sút theo tuổi già. Từ đó nổi lên vấn đề vitamin với người cao tuổi rất bức thiết, cần phải quan tâm cung cấp cho họ đầy đủ.

 

Càng cao tuổi, hấp thu và chuyển hóa vitamin càng giảm

Ở người cao tuổi, khả năng bài tiết dịch vị giảm, đặc biệt giảm HCl làm trở ngại cho hoạt động của các vi khuẩn lên men ở ruột, giảm khả năng tổng hợp một số vitamin của chúng, do đó gây cho cơ thể người cao tuổi thiếu một số vitamin. Trong khi đó, đối với người cao tuổi, nhu cầu về nhiều loại vitamin đều tăng lên. Các vitamin có tác dụng lớn trong việc ngăn ngừa những hiện tượng già trước tuổi, cơ thể suy nhược… Nhiều nhà khoa học đã tổng kết những số liệu nghiên cứu cho thấy sự thấm vitamin qua màng ruột người già giảm sút, sự hấp thu và chuyển hóa vitamin bị biến đổi nặng. Nhiều nghiên cứu khác cho thấy tỷ lệ teo dạ dày ở người già rất cao (Krasinski: 31,5%), sự kém tiết dịch dạ dày và ruột sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu thức ăn, các chất khoáng và vitamin.

Rau quả chứa nhiều vitamin rất cần cho người cao tuổi.

Những vitamin cần thiết

Nói chung, các loại vitamin đều cần với người cao tuổi, nổi bật là các vitamin sau:

Beta caroten và vitamin A: beta caroten là tiền chất vitamin A (khi ăn vào cơ thể, nó được chuyển thành vitamin A), nhưng điều đặc biệt là các betacaroten có khả năng khử các gốc tự do (một chất gây hại cho cơ thể) tốt hơn vitamin A; nó còn giúp trẻ hóa làn da, giảm tử vong do bệnh tim mạch. Còn vitamin A thì giúp quá trình tạo da, niêm mạc và tăng sức đề kháng chống nhiễm khuẩn, rất cần cho người bị khô mắt, rụng tóc…

Vitamin E: là chất chống oxy hóa chiến lược nhất hiện nay. Nó có tác dụng chống xơ cứng tổ chức, kích thích dinh dưỡng hệ thần kinh cơ, làm trẻ hóa tế bào, giúp chữa các bệnh ở mô tạo keo… Ngoài ra, vitamin E còn có tác dụng rất rõ trong việc phòng ngừa bệnh tim mạch, giảm sự mệt mỏi, suy nhược.

Vitamin C: tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa, giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sức đề kháng của cơ thể; khi thiếu nó, nhiều phản ứng miễn dịch sinh học của cơ thể giảm xuống. Vitamin C có nhiều tác dụng tốt đối với người cao tuổi như giúp tổng hợp lipid, protein, tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng với nhiễm khuẩn, bảo vệ tốt các mạch máu và hệ hô hấp.

Vitamin D2: có tác dụng trong phòng chống loãng xương, hỗ trợ thuốc chống lao và chống co giật.

Các vitamin B: vitamin B1 giúp chuyển hóa glucid và dẫn truyền thần kinh, dùng chữa tê phù, viêm đa thần kinh, đau xương khớp. Vitamin B2 làm lành các tổn thương mắt, da và niêm mạc. Vitamin B6 tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa ở hệ thần kinh…

Tuy nhiên, ngoài tác dụng riêng biệt của từng vitamin, nhiều công trình điều tra dịch tễ học trên quy mô lớn đã cho thấy ảnh hưởng của nhiều loại vitamin đối với bệnh tật người cao tuổi. Thiếu nhiều vitamin thường làm cho người già có một số triệu chứng dễ mệt, ăn kém ngon, người gầy, bụng đầy - có nhiều hơi, hay ợ hơi, hay đánh trung tiện, đau vùng thượng vị, đau vùng trước tim, giấc ngủ không sâu, hay quên, giảm trí nhớ, chóng mặt, đau đầu, người xanh xao, đau lưng, mỏi khớp, khả năng làm việc giảm, sức đề kháng với bệnh tật kém, mắt mờ, tai nghe kém, khả năng sinh dục yếu… Từ giảm sút hàm lượng các vitamin của cơ thể tất yếu đưa đến rối loạn chuyển hóa các chất dễ dẫn tới các bệnh như đái tháo đường, mỡ máu, gút… So với người trẻ tuổi, ở người cao tuổi, hàm lượng vitamin A giảm sút có chừng mực nhưng vitamin nhóm B và C giảm sút rất nhiều.

Rất cần được bổ sung

Hiện nay, việc bảo vệ sức khỏe cho người cao tuổi bằng các vitamin rất được coi trọng. Nhiều cuộc điều tra về dinh dưỡng đã chứng minh rằng những người trên 60 tuổi, dù có vẻ khỏe mạnh, nhưng cơ thể thường thiếu vitamin và khoáng chất. Các chất này thường có vai trò trong tất cả các phản ứng sinh hóa, giúp dự trữ và nhớ lại các ký ức, đặc biệt là vitamin B1, B6, chất khoáng như kẽm. Ngoài ra, vitamin B6, B9, B12 còn ngăn tích tụ homocystein, một sản phẩm được tạo ra từ sự chuyển hóa các protein có thể gây độc hại cho các tế bào thần kinh. Xu hướng chung là phối hợp nhiều loại vitamin khác nhau. Với những người cao tuổi ăn uống kém, nên chú ý bổ sung thường xuyên chế phẩm polyvitamin có kèm theo một số nguyên tố khoáng đa lượng và vi lượng (selen, mangan, magiê, đồng, kẽm, lưu huỳnh, brom…).

Những người cao tuổi còn có khả năng ăn uống và tiêu hóa tốt thì nên bổ sung vitamin bằng cách ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin. Trong thực tế, nên có cách ăn nhiều thức ăn tươi hỗn hợp, nếu có điều kiện thì nên tìm ăn những thức ăn giàu các loại vitamin mà cơ thể đang thiếu hụt. Thí dụ, vitamin E có nhiều trong mầm giá đỗ, hành, rau xà lách, trứng, dầu thực vật… Vitamin A có nhiều ở mỡ cá, gan gia súc gia cầm và caroten có nhiều trong gấc, cà rốt, cà chua, bí đỏ, đu đủ, xoài muỗm… Vitamin B1 có nhiều trong men bia, thịt (gà, bò, lợn…), đậu đỗ, lớp ngoài của hạt gạo (cám). Còn vitamin C thì có nhiều trong rau quả tươi. Người cao tuổi ăn nhiều rau quả tươi rất tốt, nó có tác dụng chống xơ mỡ động mạch, chống táo bón, điều hòa tiêu hóa, tăng cường chuyển hóa dinh dưỡng và có nhiều vitamin, nhất là vitamin C. Nếu cần thì có thể bổ sung chế phẩm polyvitamin hoặc thực phẩm chức năng giàu vitamin.

                                                                            Theo Báo SKĐS

 

Các tin khác


Chủ động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm lây lan ra cộng đồng

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, một số bệnh truyền nhiễm (BTN) như: sốt xuất huyết, tay chân miệng, bạch hầu... đã xuất hiện ở một số tỉnh phía Bắc, tiềm ẩn nguy cơ xâm nhập địa bàn tỉnh và lan rộng nếu không được giám sát, phát hiện và xử trí kịp thời. Cùng với đó, nhu cầu giao thương, du lịch của người dân lớn. Các hoạt động tập trung dịp đầu năm học và Tết Trung thu… có thể làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm và bùng phát các dịch BTN trong cộng đồng.

Các địa phương cần tăng cường công tác chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu

Tỉnh Hà Giang và Điện Biên đã ghi nhận 3 ca tử vong do bệnh bạch hầu. Trước tình hình bệnh bạch hầu diễn biến phức tạp, ngày 18/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế đã có văn bản gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; y tế các bộ, ngành về việc tăng cường công tác chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu.

Khởi động Dự án Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ khúc xạ và kính mắt chất lượng tại huyện Lương Sơn và Đà Bắc

(HBĐT) - Ngày 18/9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh phối hợp với tổ chức Orbis họp khởi động Dự án "Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ khúc xạ và kính mắt chất lượng tại huyện Lương Sơn và Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình” do tổ chức Osbis viện trợ.

Hãy lắng nghe tiếng nói, tâm tư của người bệnh

Ngày An toàn người bệnh thế giới (17/9) năm 2023 được Tổ chức Y tế thế giới đưa ra chủ đề là "Người bệnh tham gia để bảo đảm khám, chữa bệnh an toàn” nhằm nhấn mạnh vai trò trung tâm của người bệnh, người nhà người bệnh và những người chăm sóc người bệnh trong việc bảo đảm an toàn khám, chữa bệnh. Khi người bệnh được tham gia, hiểu biết về quá trình sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh, người bệnh sẽ cảm thấy an tâm và hoạt động khám, chữa bệnh cũng vì thế được an toàn hơn.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh: Đa dạng hoạt động xã hội, từ thiện

(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Hoàng Diệu, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh khẳng định: Thời gian qua, cùng với không ngừng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh (KCB) cho nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh, BVĐK tỉnh luôn chú trọng công tác xã hội, từ thiện. Từ các hoạt động hỗ trợ người dân, đặc biệt là người bệnh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng KCB, hướng tới sự hài lòng của người dân.

Đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân

Lãnh đạo BHXH Việt Nam chỉ đạo hỗ trợ và tập trung tạo mọi điều kiện tốt nhất đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục