Người bệnh tăng huyết áp cần kiểm soát huyết áp hằng ngày.

Người bệnh tăng huyết áp cần kiểm soát huyết áp hằng ngày.

Các thuốc ức chế enzym chuyển angiotension (thuốc ức chế ACE) trong điều trị các bệnh tim mạch nói chung và tăng huyết áp (THA) nói riêng có cơ chế giống nhau (ức chế chuyển hoá từ angiotensin I thành angiotensin II), nên nhóm này đều có các chỉ định điều trị, tác dụng không mong muốn và chống chỉ định rất chặt chẽ. Và trong quá trình sử dụng, người bệnh cần nhận biết được đâu là những tác dụng không mong muốn do thuốc gây ra để phòng tránh và khắc phục…

 

Các thuốc thường dùng

Trong lâm sàng thuốc có thể được chia làm 3 nhóm sau:

- Thuốc ức chế ACE chứa sulfhydryl, cấu trúc liên quan đến captopril như fentiapril, pivalopril, zofenopril, and alacepril

- Thuốc ức chế ACE chứa dicarboxyl, cấu trúc liên quan đến enalapril như lisinopril, benazepril, quinapril, moexipril, ramipril, trandolapril, spirapril, perindopril, pentopril, and cilazapril.

- Thuốc ức chế ACE chứa phosphorus, cấu trúc liên quan với fosinopril.

Thuốc ức chế ACE dùng một mình (chỉ dùng một loại thuốc) có thể kiểm soát được huyết áp ở khoảng 50% số bệnh nhân THA nhẹ và trung bình. Nếu kết hợp với một thuốc khác trong các nhóm ức chế kênh canxi, ức chế beta giao cảm hoặc thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế ACE có thể kiểm soát huyết áp ở mức bình thường cho 90% số bệnh nhân THA nhẹ hoặc trung bình. Hơn nữa, thuốc ức chế ACE còn có ưu thế so với các nhóm khác trong việc điều trị THA có kèm theo đái tháo đường, vì giảm tỷ lệ các biến chứng tim mạch và chậm dẫn đến tổn thương cho thận.

Các tác dụng phụ và cách khắc phục

Ho: Vấn đề khó chịu nhất do phản ứng có hại của thuốc ức chế ACE gây ra là ho, nhưng thường giảm hoặc mất đi khi bệnh nhân ngừng thuốc. Ho gặp ở 5-15% bệnh nhân dùng ức chế ACE, thường ho khan, ít phụ thuộc liều, xảy ra với nữ nhiều hơn nam và xảy ra ở tuần thứ nhất đến 6 tháng sau liều đầu tiên, đôi khi phải dừng thuốc. Nguyên nhân có thể do tích luỹ bradykinin, chất P và/hoặc prostaglandin ở phổi. Thuốc đối kháng thromboxan, aspirin, bổ sung sắt có thể làm giảm ho do thuốc ức chế ACE. Khi dừng thuốc, ho sẽ biến mất trong khoảng 4 ngày.

Phù mạch: Một vấn đề gây quan ngại về sự an toàn của thuốc là gây phù mạch, gây ra phù nhanh ở mũi, họng, miệng, thực quản, môi và/hoặc lưỡi. Những tác dụng này không liên quan đến liều và thường xảy ra trong vài giờ đầu tiên hoặc tuần điều trị đầu tiên, có thể gây tắc nghẽn đường thở và tử vong. Vì vậy, bệnh nhân dùng thuốc ức chế ACE cần được theo dõi các triệu chứng gợi ý đến phù mạch, như ban ở da, rối loạn vị giác. Nếu dừng thuốc, phù mạch sẽ mất đi trong vài giờ, nhưng cần được điều trị để đảm bảo đường thở bằng adrenalin hoặc kháng histamin và/hoặc corticoid. Đôi khi, dù hiếm gặp cũng có thể thấy phù mạch đường tiêu hoá, gây tiêu chảy và đau bụng nhưng thường không kèm theo phù thanh quản nên triệu chứng không đặc hiệu.

Hạ huyết áp: Có thể xảy ra với liều đầu tiên ở những bệnh nhân có mức renin nhạy cảm cao. Chú ý đề phòng với những bệnh nhân đang được điều trị nhiều loại thuốc hạ HA và bệnh nhân có suy tim ứ máu. Với những bệnh nhân này, liều đầu tiên cần rất thấp hoặc có thể dùng muối tăng lên và dừng thuốc lợi niệu trước khi bắt đầu dùng ức chế ACE.

Tăng kali máu: Mặc dù có gây giảm nồng độ aldosteron, ít khi xảy ra tình trạng tăng kali máu một cách đáng kể ở người có chức năng thận bình thường và không dùng các thuốc khác có tác dụng giữ kali. Tuy nhiên, thuốc ức chế ACE có thể gây tăng kali máu ở những bệnh nhân có suy thận hoặc bệnh nhân đang dùng lợi niệu giữ kali, các thuốc bổ sung kali, thuốc ức chế  - giao cảm hoặc NSAIDs.

Suy thận cấp: Thuốc ức chế ACE có thể gây suy thận cấp ở những bệnh nhân có hẹp động mạch thận 2 bên hoặc hẹp động mạch ở bệnh nhân chỉ còn 1 thận, suy tim, giảm thể tích máu do tiêu chảy hoặc dùng thuốc lợi niệu. Bệnh nhân cao tuổi có suy tim ứ máu rất nhạy cảm với thuốc ức chế ACE trong việc gây ra suy thận cấp. Tuy nhiên, nếu được điều trị hợp lý, hầu hết bệnh nhân có khả năng hồi phục mà không để lại hậu quả gì.

Ảnh hưởng đến thai nhi: Thuốc ức chế ACE không có tác dụng gây quái thai ở giai đoạn hình thành tổ chức, trong 3 tháng đầu của quá trình thai nghén, nhưng lại ảnh hưởng tới 6 tháng sau của thai. Các hậu quả với thai nhi này có thể một phần là do thuốc gây hạ huyết áp ở thai nhi. Do vậy, dù không có chống chỉ định ở phụ nữ tuổi sinh đẻ, nhưng nếu có thai khi đang dùng thuốc thì cần dừng thuốc càng sớm càng tốt và có thể thay thế điều trị THA bằng thuốc khác. Thuốc không có ảnh hưởng đáng kể đến thai nhi nếu được ngừng lại trong 3 tháng đầu tiên.

Phát ban ở da: Đôi khi thuốc nhóm ức chế ACE có thể gây ban ở da, có hoặc không kèm theo ngứa. Ban có thể giảm sau khi giảm liều hoặc dùng một đợt ngắn kháng histamin.

Protein niệu: Nhóm thuốc ức chế ACE thường gắn liền với protein niệu (trên 1g/ngày) nhưng không phải là lý do để chống chỉ định, vì đôi khi, nhóm này còn có tác dụng bảo vệ thận trong một số bệnh có gắn với protein niệu, như bệnh thận do đái tháo đường.

Rối loạn vị giác hoặc mất vị giác có thể xảy ra ở bệnh nhân dùng thuốc ức chế ACE hay gặp nhất với captopril.

                                                                                Theo Báo SKĐS

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Thảo luận nhóm tại lớp tập huấn.

Công ty TNHH dược phẩm Hà Việt: Đi đầu trong xây dựng nhà thuốc GPP

(HBĐT)- Quy định mới nhất của Bộ Y tế vừa ban hành đối với hoạt động của nhà thuốc về tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc (GPP), từ tháng 2/2011, các nhà thuốc không đạt tiêu chuẩn GPP chỉ được bán lẻ thuốc thuộc danh mục thuốc không kê đơn và chỉ hoạt động đến hết ngày 31/12/2011. 

Ảnh hưởng của thực phẩm có phóng xạ với người

Các sự cố liên tiếp tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 ở tỉnh Fukushima, phía Đông Bắc Nhật Bản, sau thảm họa động đất và sóng thần vừa qua khiến nhiều người lo ngại về ảnh hưởng của các thực phẩm có chứa chất phóng xạ.

Không nên sử dụng bình sữa bằng nhựa PC

Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) vừa chính thức khuyến cáo người dân không nên sử dụng bình sữa trẻ em bằng nhựa trong PC.

Phòng khám “chui” tồn tại giữa Thủ đô: Trục lợi trên nỗi đau người bệnh

Không treo biển hiệu, không có thời gian khám chữa bệnh cụ thể, thế nhưng hằng ngày rất nhiều bệnh nhân ở khắp các tỉnh thành trên cả nước đến giao tính mạng của mình cho một phòng khám không được cấp phép.

Bí mật của sự trao đổi chất

Trao đổi chất rất quan trọng đối với sức khoẻ nhưng có bao giờ bạn để ý yếu tố nào ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của cơ thể chưa? Thử tìm hiểu nhé.

Mũ bảo hiểm - thị trường tràn lan hàng nhái, hàng giả, không rõ nguồn gốc

(HBĐT)- Theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BKHCN của Bộ KH-CN ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm (MBH) cho người đi mô tô, xe máy, từ ngày 15/11/2008, các loại MBH sản xuất, nhập khẩu phải đảm bảo phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và gắn dấu hợp quy CR mới được đưa ra thị trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục