Thực hiện phương pháp châm cứu cho người bệnh

Thực hiện phương pháp châm cứu cho người bệnh

(HBĐT) - Bệnh viện Y học cổ truyền được thành lập ngày 19/5/1999 trên cơ sở nâng cấp, phát triển từ khoa đông y Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Trải qua hơn 10 năm phấn đấu, xây dựng, phát triển, hiện nay, cơ sở hạ tầng đã được tỉnh đầu tư, xây dựng mới hai dãy nhà phục vụ khám, điều trị cho người bệnh với quy mô 70 giường bệnh. Bệnh viện đang từng bước hiện đại hoá y học cổ truyền (YHCT) bằng sự kết hợp với y học hiện đại (YHHĐ). 

 

Đồng thời, trang bị một số máy móc hiện đại như: máy xét nghiệm huyết học, xét nghiệm sinh hoá tự động; mổ trĩ công nghệ cao ZZ II C, máy châm cứu… Bằng sự cố gắng, nỗ lực hết mình của tập thể đội ngũ y - bác sĩ, các hoạt động khám, chữa bệnh bằng phương pháp YHCT cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh ngày càng nâng cao. Năm 2010, Bệnh viện đã khám, điều trị cho 4.986 lượt người bệnh, trong đó, số bệnh nhân điều trị nội trú 1.095 người, điều trị ngoại trú cho 1.246 bệnh nhân. Công suất sử dụng giường bệnh luôn đạt trên 90%. 

Bác sĩ Phan Văn Kiệm – Giám đốc Bệnh viện cho biết: Bệnh viện đã nghiên cứu, xác minh, đánh giá và kế thừa các bài thuốc cổ truyền, các cây, con làm thuốc, phương pháp chữa bệnh bằng YHCT. Tổ chức bào chế thuốc phiến và một số dạng thuốc cổ truyền thông dụng (cao đơn, hoàn tán, rượu... ) dùng trong Bệnh viện. Từ đó góp phần làm phong phú, phát triển nền YHCT Việt Nam.

 

Tìm hiểu thêm chúng tôi được biết, Bệnh viện đã chữa trị thành công nhiều bệnh khó mãn tính như: thấp khớp, thoái hoá cột sống, viêm đại tràng mãn tính, liệt do tai biến mạch máu não, viêm loét dạ dày… và đặc biệt điều trị được bệnh trĩ hậu môn bằng phương pháp YHHĐ kết hợp với YHCT đạt kết quả rất tốt. Bệnh viện đang ứng dụng một số vị thuốc quý của tỉnh vào điều trị, hỗ trợ cho một số bệnh nhân bị ung thư trên cơ sở bài thuốc bổ “Nâng cao sức khoẻ người cao tuổi bằng thuốc nam tỉnh Hoà Bình” và một số vị thuốc nam quý của tỉnh như: xạ đen, xạ vàng, xạ mằng, lá tũng, lòng dò, lộc chạc, vương tôn, hồ điệp, mía voi… được bệnh nhân xa gần tín nhiệm.

 

Trong những năm gần đây, Bệnh viện đã có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành được nghiệm thu, đặc biệt đã ứng dụng thành công phương pháp điều trị bệnh trĩ kết hợp YHCT với YHHĐ phục vụ bệnh nhân. Đây là phương pháp điều trị hiệu quả, phù hợp với người bệnh nói chung, đặc biệt là với những bệnh nhân nghèo.

 

Năm 2010 là năm thứ tư liên tục Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh được Bộ Y tế tặng thưởng bệnh viện xuất sắc và Bệnh viện xuất sắc toàn diện. Nhiều tập thể, cá nhân được các cấp, ngành tặng thưởng bằng khen, giấy khen. Trong năm 2010, Giám đốc Bệnh viện đã vinh dự được nhận giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông, giải thưởng cao quý của nền y học Việt Nam.

 

Với những kết quả, thành tích đã đạt được, Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh là nơi chắp cánh cho sự tin yêu, những niềm tin và hy vọng của người bệnh.

        

                                                 Kim Tuất

                                      (Trung tâm TT GDSK)

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Khó khăn trong công tác cai nghiện, phục hồi tại tỉnh ta

(HBĐT)- Hiện nay, trong khi quyết định của cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế đối tượng cai nghiện bắt buộc tại trung tâm là 24 tháng nhưng kinh phí ngân sách chỉ cấp hạn mức 12 tháng, 12 tháng còn lại gia đình tự lo. Đây là một trong những trở ngại lớn nhất đặt ra trong chữa trị, cai nghiện phục hồi bởi không phải gia đình nào cũng đáp ứng được yêu cầu về kinh tế.

Ớt ngọt nhiều sinh tố, chữa nhiều bệnh

Ớt ngọt có tên khoa học: Capsicum annum L. Nó được gọi là ớt ngọt vì nó không có vị cay gắt như ớt cay; vì được trồng nhiều ở Đà Lạt nên còn được gọi là ớt Đà Lạt. Ớt ngọt có nhiều màu: xanh, đỏ, vàng.

Dị ứng thức ăn ở trẻ nhỏ, làm sao tránh?

Dị ứng thức ăn (DƯTA) không phải chỉ là vấn đề của riêng người lớn bởi một tỷ lệ tương đương DƯTA cũng xảy ra ở trẻ em. Việc không phải hoàn toàn do sự tiếp xúc đa dạng với các yếu tố môi trường gây ra DƯTA đã lý giải cho việc DƯTA thậm chí xảy ra cả với trẻ dưới 1 tuổi, độ tuổi mà ít tiếp xúc nhiều với các dị nguyên. Người ta thấy tỷ lệ DƯTA ở trẻ có phần cao hơn ở người lớn. Nếu tỷ lệ DƯTA ở người lớn vào khoảng 3,7% thì ở trẻ em có phần lớn hơn, khoảng 5-6% ở trẻ em dưới 1 tuổi và thiếu niên.

Tác dụng phụ của thuốc lợi tiểu

Thuốc lợi tiểu là các thuốc có tác dụng làm tăng bài tiết một số muối và nước; đồng thời do mất nước và do các cơ chế khác mà làm hạ huyết áp. Hiện nay có rất nhiều nhóm thuốc lợi tiểu khác nhau, khi dùng không đúng chỉ định, chúng có thể làm mất cân bằng nước - điện giải, gây hạ huyết áp đột ngột. Do đó, khi sử dụng thuốc lợi tiểu, nhất là khi dùng thường xuyên, cần chú ý một số điểm sau:

Kinh nghiệm chữa viêm mũi dị ứng

Trong y học cổ truyền, viêm mũi dị ứng thuộc phạm vi các chứng “tỵ cừu”, “tỵ trất”... Thông thường, người ta căn cứ vào các triệu chứng cụ thể mà phân thành nhiều thể bệnh khác nhau và tiến hành trị liệu theo nguyên tắc “biện chứng luận trị” của y học cổ truyền. Về mặt kinh nghiệm dân gian, cũng có khá nhiều bài thuốc và phương pháp trị liệu viêm mũi dị ứng, có thể dẫn ra một số ví dụ điển hình như sau:

Hội CTĐ huyện Lương Sơn: Làm tốt công tác từ thiện từ cơ sở

(HBĐT)- Hội CTĐ huyện Lương Sơn hiện có 27 cơ sở hội, trong đó có 20 cơ sở hội xã, thị trấn và 7 trường học với 9.471 hội viên. Hội CTĐ huyện đã chỉ đạo các cơ sở hội trong huyện đã thực hiện tốt các chương trình, phong trào do Hội CTĐ cấp trên phát động, trong đó, công tác xã hội, từ thiện, quan tâm giúp đỡ người nghèo, đối tượng xã hội được các cơ sở hội đặc biệt chú trọng, xem đây là nhiệm vụ cao cả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục