Trường mầm non Tân Thịnh B thực hiện nhiều biện pháp đảm bảo bữa ăn đủ dinh dưỡng cho trẻ để phát triển toàn diện. Ảnh: Các cháu lớp 5 tuổi trong góc học âm nhạc.

Trường mầm non Tân Thịnh B thực hiện nhiều biện pháp đảm bảo bữa ăn đủ dinh dưỡng cho trẻ để phát triển toàn diện. Ảnh: Các cháu lớp 5 tuổi trong góc học âm nhạc.

(HBĐT)- Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, giá các loại lương thực, thực phẩm tăng mạnh, nhất là từ khi có sự điều chỉnh tăng giá điện, xăng, dầu. Cơn "bão giá" ảnh hưởng không nhỏ đến số lượng, chất lượng bữa ăn tại các trường mầm non, nơi mà các cháu bé học bán trú. Việc tổ chức bữa ăn đủ dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn này đang là bài toán khó đối với các nhà trường.

 

Chị Kim Thị Hồng, Phó phòng GD&ĐT TPHB cho biết: Thành phố có 23 trường và điểm trường mầm non với 194 nhóm lớp, 5.064 cháu. Trong đó có 19 trường công lập, 4 trường và điểm trường tư thục. Số trẻ ăn tại trường đạt 98,7%, 20 trường được trang bị phần mềm quản lý và dinh dưỡng. Tính đến tháng 1/2011, số trẻ suy dinh dưỡng độ tuổi nhà trẻ thể nhẹ cân chiếm 3%, mẫu giáo 5,8%; suy dinh dưỡng thể thấp còi tuổi nhà trẻ 7,7%, mẫu giáo 6,9%. Tỷ lệ này đã được cải thiện nhiều so với những năm trước đây. Tuy nhiên, hiện các nhà trường đều đang gặp phải bài toán khó trong tổ chức bữa ăn đủ dinh dưỡng cho trẻ khi giá cả tăng cao. Trong khi đó, mức đóng tiền ăn ở các trường vùng ven được áp dụng từ 7.000 - 10.000 đồng/ngày/cháu, trường trung tâm 12.000 - 15.000 đồng/ngày/cháu bao gồm cả bữa chính, bữa phụ. Mức đóng này đối với thời giá năm 2010 cơ bản đáp ứng đủ dinh dưỡng cho trẻ nhưng hiện nay sẽ bị thiếu hụt, nhất là các trường có mức đóng thấp.

 

Trường mầm non Hoa Hồng, (xã Thống Nhất, TPHB) có 186 cháu nhà trẻ và mẫu giáo, các cháu đều ăn bán trú tại trường. Nhà trường thu mỗi cháu 7.000 đồng tiền ăn/ngày. Hiệu phó nhà trường Lê Thị Lan cho biết: Với số tiền này, trước đây, vào bữa chính các cháu được ăn thịt nạc thăn, bữa phụ được uống sữa Ông Thọ, ăn mì hoặc bánh ngọt, đạt khoảng 850 kcalo/ngày/trẻ. Nay, mọi thứ đều tăng như: sữa tăng 18%, dầu ăn 5%, gạo 15%, các loại thực phẩm tươi sống rau, cá, tôm… đều cao ngất ngưởng. Trong khi chưa thể thu tăng mức tiền ăn, để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ, nhà trường đã phải chuyển từ mua thịt nạc thăn sang nạc vai, bữa phụ cũng chuyển sang uống nước đậu nành. Ngoài ra, các cô giáo tận dụng đất trong khuôn viên trồng thêm rau xanh để bổ sung cho bữa ăn vào cuối giờ làm việc. Nhưng sự cố gắng đó cũng chỉ đạt được 80% nhu cầu dưỡng chất cho trẻ, tức khoảng 720 kcalo/ngày/trẻ, so với tiêu chuẩn đối với trường mầm non là 800 - 900 kcalo/ngày/trẻ. Cha mẹ các cháu chủ yếu là nông dân, lao động tự do nên huy động đóng góp thêm tiền ăn gặp nhiều khó khăn. Nếu thu cao, có khi phụ huynh còn cho con nghỉ học ở nhà trong khi ở vùng khó khăn, vận động học sinh ra lớp không phải dễ. Nằm ở khu vực trung tâm, nhưng trường mầm non Phương Lâm cũng chung tình trạng khó khăn khi giá hàng hóa tăng cao. Chị Nguyễn Thị Thực, Hiệu phó nhà trường cho biết: Trường có 270 cháu, mức thu tiền ăn 10.000 đồng/cháu/ngày. Ở giữa lòng thành phố, nhạy cảm với tăng giá nên trường đã phải hợp đồng mua rau, hoa quả với chính phụ huynh học sinh thuộc HTX Nghĩa Phương để có được giá ưu đãi, thực phẩm an toàn. Với mức thu này, các cô đã phải tính toán chi ly, song không thể tránh khỏi ảnh hưởng đến chất lượng bữa ăn của trẻ. Trong khó khăn rất cần có sự phối hợp, quan tâm chia sẻ của các bậc phụ huynh và toàn xã hội đối với thế hệ trẻ.

 

Nhờ thực hiện nhiều biện pháp tích cực, trường mầm non Tân Thịnh B đã hạn chế tối đa ảnh hưởng của tăng giá với khẩu phần ăn của trẻ. Nhà trường có 261 cháu. Đầu năm 2011, nhà trường họp toàn thể phụ huynh học sinh thống nhất tăng mức thu tiền ăn cho trẻ thêm 2.000 đồng lên 12.000 đồng/ngày. Vậy mà vừa tăng thu thì đến tháng 3/2011, giá cả các mặt hàng lương thực, thực phẩm lại tiếp tục tăng lên. Hiệu trưởng Nguyễn Thị Bình cho biết: Nhà trường vẫn đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ vì đã hợp đồng mua lương thực, thực phẩm giá gốc tại các cơ sở uy tín, đảm bảo VSATTP. Khi giá ngoài thị trường tăng cao, họ chỉ nhích lên chút ít. Đơn cử như thịt lợn giao 95.000 đồng/kg trong khi giá tự do dao động 100.000 - 110.000 đồng/kg. Lên thực đơn theo từng tuần, thay đổi đa dạng các món ăn đảm bảo dinh dưỡng với phương châm mùa nào, thức nấy. Những người đăng ký lấy nước rác tăng gia sản xuất hỗ trợ lại cho bữa ăn các cháu. Bếp trưởng và cô tiếp phẩm dậy sớm đi chợ sáng Nghĩa Phương để chọn thực phẩm tươi, ngon, đảm bảo chất lượng. Đồng thời, nhắc nhở, kiểm tra tiết kiệm triệt để điện, nước, gas. Tỷ lệ trẻ mới vào học có mức độ phát triển bình thường chỉ đạt 92%, sau khi vào học đã tăng lên 98,6%.

 

Việc thu tăng tiền ăn với một số phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn là không dễ dàng. Chị Nguyên Thị Lơ ở tổ 9, phường Thịnh Lang có 2 con đang học ở trường mầm non Thịnh Lang. Với đồng lương làm công nhân may 1,5 triệu đồng/tháng, đóng thêm tiền ăn cho 2 con rất khó khăn. Ngay cả nếu tăng thêm 2.000 đồng/ngày/cháu, mỗi tháng, chị cũng phải bỏ thêm 120.000 đồng, mọi thứ chi tiêu khác phải bớt xén đi. Tuy nhiên, đảm bảo đủ dinh dưỡng cho trẻ ở lứa tuổi mầm non rất quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển sau này. Vì vậy,  theo chị Kim Thị Hồng, trong giai đoạn "bão giá", các  trường  cần làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục. Trước hết, các bậc phụ huynh cần cộng đồng chia sẻ, quan tâm chăm sóc tốt con em mình, không nên giao phó hoàn toàn cho nhà trường. Trong đó, xác định khâu an toàn VSTP là quan trọng nhất.

 

                                                                                              Cẩm Lệ

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục