Nước từ các nhà máy khi chuyển tới các hộ dân để sử dụng đã thất thoát tới 40% trên hệ thống đường ống truyền dẫn.

Nước từ các nhà máy khi chuyển tới các hộ dân để sử dụng đã thất thoát tới 40% trên hệ thống đường ống truyền dẫn.

Trung bình cứ 10 lít nước sạch đưa ra đường ống thì chỉ còn 6 lít đến với các hộ dân. Tỷ lệ thất thoát nước sạch hiện nay tại TP Hồ Chí Minh là 40% và điều đó đang là bài toán nan giải của ngành chức năng. Vấn đề này càng trở nên bức xúc khi chuẩn bị bước vào thời gian cao điểm thiếu nước sạch do tình trạng xâm nhập mặn và cắt điện luân phiên.

 

Cùng với Hà Nội, TP Hồ Chí Minh là địa phương có tỷ lệ thất thoát nước sạch cao nhất của Việt Nam (khoảng 40% so với tỷ lệ trung bình của cả nước là 30%). Bất chấp nỗ lực hạn chế thất thoát của ngành cấp nước, tỷ lệ này vẫn không thay đổi trong nhiều năm qua. Một cán bộ ngành cấp nước giải thích, mạng lưới đường ống cũ mục, rỉ sét, chỉ cần tăng áp lực nước là đã không chịu nổi, bị vỡ liên tục. Từ khi TP đưa vào vận hành Nhà máy Nước BOO Thủ Đức, công suất 300.000m3 nước/ngày và Nhà máy Nước Tân Hiệp cũng có công suất phát nước 300.000m3 nước/ngày, tình trạng vỡ đường ống xảy ra nhiều hơn.

Thêm vào đó, nạn đào đường liên tục gây xáo trộn kết cấu nền đất, làm tổn thương đường ống, các đoạn nối bị nứt, xì nhưng không phát hiện kịp thời. Những điểm vỡ ngầm rất khó phát hiện và khi được phát hiện thì đã làm thất thoát một lượng nước khá lớn. Đặc biệt lo ngại là tình trạng ăn cắp nước sạch bằng cách khoan thẳng vào đường ống, lắp đặt ống riêng để sử dụng làm tăng tỷ lệ thất thoát nước và gây nguy hại cho đường ống chính. Nhiều vụ ăn cắp nước kéo dài trong nhiều năm, gây thiệt hại lớn cho ngành cấp nước nhưng khi cơ quan chức năng phát hiện thì thiếu cơ sở pháp lý để xử lý mạnh tay. Hiện nay gần như chưa có chế tài nào đối với các hành vi ăn cắp nước sạch cũng như chưa có lực lượng nào có thẩm quyền xử lý hành vi này.

Điều đáng lo ngại là mạng lưới cấp nước của TP Hồ Chí Minh hiện có khoảng 30% (tương đương 700km) các tuyến ống dẫn nước đã trên 30 năm sử dụng, cần phải thay thế. Tuy nhiên, để thay thế, cần nguồn vốn là khoảng 9.000 tỷ đồng; trong khi nguồn ngân sách cho đầu tư phát triển mạng lưới hằng năm luôn trong tình trạng nhỏ giọt.

Nếu như năm 1999, tỷ lệ nước sinh hoạt thất thoát chiếm 34% thì nay tỷ lệ này đã tăng đến trên 40%. Điều này có nghĩa, trong hơn 1.500.000m³ nước sạch mà Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) sản xuất ra mỗi ngày thì có khoảng 600.000m³ nước bị thất thoát (tương đương khoảng 4 tỷ đồng), hơn 2 lần công suất phát nước của Nhà máy Tân Hiệp hay công suất phát nước của Nhà máy Thủ Đức. Năm 2011, TP Hồ Chí Minh phấn đấu tăng tỷ lệ người dân được sử dụng nước máy thêm 1%, từ 85% lên 86%, nghĩa là có thêm 15.000 người dân được sử dụng nước sạch. Nếu như TP quyết tâm hơn nữa trong việc giảm tỷ lệ thất thoát thì tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch còn tăng thêm nhiều hơn. Theo dự báo của các chuyên gia, tình hình thất thoát nước tại TP trong thời gian tới tiếp tục gia tăng. Bởi lẽ, đến 90% tỷ lệ nước thất thoát là do rò rỉ đường ống. Khi áp lực nước tăng 10% thì lượng nước cũng bị thất thoát 10%.

Một trong những giải pháp giảm thất thoát nước tương đối hiệu quả mà Sawaco đang thực hiện là giải pháp khoanh từng vùng nhỏ để quản lý. Tại một số khu vực thuộc quận 6 do Công ty CP Cấp nước Chợ Lớn quản lý, giải pháp này đã mang lại hiệu quả khi tỷ lệ thất thoát nước đang có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên giải pháp này đòi hỏi chi phí lớn và nguồn lực dồi dào để duy trì vận hành hiệu quả. Bên cạnh đó, Sawaco phối hợp với Sở GTVT tìm ra nhiều giải pháp tốt nhất cho công tác đào đường phục vụ việc thi công lắp đặt hệ thống ống cấp nước mới cũng như xử lý tình trạng vỡ đường ống nhằm hạn chế mức độ thất thoát nước.

Cuối năm 2010, TP Hồ Chí Minh đã hoàn thiện hệ thống cấp nước cho huyện Nhà Bè và Cần Giờ, tạo điều kiện cho hàng chục ngàn người dân có nước máy sinh hoạt, chấm dứt cảnh phải mua nước từ xe bồn. Tuy nhiên, theo các nhà chuyên môn, biện pháp căn cơ nhất là TP phải sớm hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể hệ thống cấp nước TP để tránh tình trạng phát triển ồ ạt và thiếu kiểm soát như hiện nay.

 

                                          Theo HaNoiMoi

Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục