Số đông người tiêu dùng lựa chọn những sản phẩm nông sản được đưa về từ chợ huyện.

Số đông người tiêu dùng lựa chọn những sản phẩm nông sản được đưa về từ chợ huyện.

(HBĐT)- Năm 2010, toàn tỉnh xảy ra 25 vụ ngộ độc thực phẩm, số người bị ngộ độc thực phẩm lên tới 893 người và đã có 5 người tử vong. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn cũng đã xảy ra 3 vụ ngộ độc thực phẩm với quy mô lớn, có 40 người bị ngộ độc. Đó là chưa kể đến những vụ ngộ độc nhẹ mà người dân tự điều trị tại nhà. Nguyên nhân để xảy ra ngộ độc thực phẩm được tổng hợp từ nhiều yếu tố nhưng có thể nhận định rằng, nếu như mỗi người dân đều có ý thức trở thành người tiêu dùng thông thái, có thể hạn chế đáng kể những vụ ngộ độc đáng tiếc xảy ra.

 

Chị Hải, ở tổ 8, phường Phương Lâm (TPHB) có thói quen đi chợ vào buổi sáng. Chị tâm sự: vì không có nhiều thời gian nên chị thường thức dậy vào 4h30, dành một tiếng  đồng hồ cho đi bộ thể dục, sau đó rẽ vào chợ Nghĩa Phương mua thực phẩm, phục vụ bữa ăn gia đình. Cũng giống như chị Hải, nhiều bà nội trợ thường tích cực đi chợ sớm để mua được thực phẩm vừa rẻ, vừa ngon. Vừa mua hàng, các chị vừa phổ biến, chia sẻ kinh nghiệm cách chọn thực phẩm, sử dụng, chế biến thực phẩm sao cho an toàn. Cái lợi thứ nhất là mua được thực phẩm  tươi, sạch, không bị ôi thiu, hơn nữa, những mặt hàng rau quả, thịt, cá ở đây hầu hết được vận chuyển từ các chợ huyện nên không sử dụng nhiều chất bảo quản gây độc hại.

           

Từ khi gia đình chị Khánh bị ngộ độc thực phẩm vì món salat cả chục hộ trong cùng dãy phố thuộc tổ 5, phường Đồng Tiến rủ nhau đi mua máy khử độc thực phẩm về dùng. Xem quảng cáo trên tivi thấy thiết bị dễ sử dụng, có thể bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình, ai cũng háo hức. Hú vía với ngộ độc thực phẩm bữa trước, chị Khánh tiên phong trong mua máy khử độc nhưng đem về dùng chẳng được mấy bữa, chị đã lắc đầu nguầy nguậy. Chị phàn nàn rằng, thực phẩm đưa qua máy khử không giữ được mùi vị, màu sắc như cũ. Miếng thịt mới có vẻ ngon lành là vậy nhưng khi xử lý qua máy, màu sắc trở nên nhợt nhạt, có mùi lạ. Đang tính toán vì phải bỏ một số tiền không nhỏ để mua máy khử độc, nghe chị Khánh nói vậy, lập tức mấy bà, mấy chị trong xóm cùng thay đổi ý định. Để tránh nguy cơ độc hại, các chị thận trọng hơn mỗi khi đi mua sắm đồ ăn, thức uống cho gia đình. Với mặt hàng rau quả không chọn những loại quá mượt mà, xanh tốt để loại trừ khả năng phun thuốc trừ sâu hoặc thuốc kích thích. Đặc biệt là các loại hoa quả như cà chua, dưa chuột, các chị thường chọn mua hàng của bà con nông dân xã Sủ Ngòi, Trung Minh (TPHB), Dân Hạ (Kỳ Sơn), Hạ Bì ( Kim Bôi)... những người bán hàng có thể vừa bán, vừa ăn thử thì mới đảm bảo. Khi đi chợ, các chị cũng tránh xa những điểm bày bán lẫn lộn thức ăn chín cùng với đồ tươi sống, không được che đậy để tránh bụi bặm và côn trùng.  Đến các cửa hàng, siêu thị để mua các sản phẩm đóng gói, các chị xem xét kỹ lưỡng hơn những dòng chữ được ghi trên bao bì như: nơi sản xuất, hạn sử dụng, cách bảo quản và cả yếu tố dinh dưỡng... tránh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

           

Thực tế, việc chọn mua sản phẩm an toàn là điều hết sức cần thiết nhưng sử dụng, chế biến sao cho đảm bảo an toàn cũng là điều hết sức quan trọng. Tháng hành động Vì chất lượng ATVSTP năm nay mang chủ đề: "sản xuất- kinh doanh- sử dụng thực phẩm theo Luật an toàn thực phẩm", các cơ quan chức năng và đại diện ngành y tế đã có khuyến cáo: cùng với nhà sản xuất, kinh doanh, mỗi người dân nên có ý thức trở thành người tiêu dùng thông thái, coi trọng ATVSTP để bảo vệ sức khỏe cho gia đình.

 

                                                                                     Thúy Hằng

 

Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục