Bệnh nhi điều trị cảm cúm tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 - TPHCM

Bệnh nhi điều trị cảm cúm tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 - TPHCM

Vào giai đoạn này, những bệnh như say nắng, tiêu chảy, viêm mũi – họng, tả, lỵ, thương hàn, viêm não... đang vào mùa nhưng nếu biết phòng ngừa, chúng ta sẽ hạn chế được hậu quả

 

Ngoài sốt xuất huyết và các bệnh đường hô hấp (như cảm cúm, cảm lạnh, viêm tai mũi họng, viêm phổi), các bệnh về da (như nấm kẽ, nấm móng, hắc lào, ghẻ lở, bệnh lây qua đường tình dục) thì vào mùa hè, chúng ta còn thường mắc các loại bệnh như say nắng, say nóng; các bệnh đường tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu biết phòng ngừa và xử lý ban đầu sẽ hạn chế được rất nhiều về hậu quả.

Say nóng, say nắng

Cơ chế gây bệnh chung là do quá nóng gây ra và thường gặp ở những nơi tập trung đông người như công trường, xí nghiệp, hầm mỏ, hầm tàu, nhà máy... Biểu hiện của bệnh này là rối loạn sinh lý, hao hụt nước, sinh tố B, C... (đặc biệt là muối natri clorua).

Nếu bệnh đang ở thể nhẹ, người say nóng, say nắng sẽ rối loạn chuyển hóa nước, tuần hoàn, hô hấp; mất thăng bằng, chóng mặt, buồn nôn... Ở thể nặng, sẽ rối loạn nội tiết, tiêu hóa, cảm giác đắng miệng, ù tai, hoa mắt; cao hơn nữa là ức chế thần kinh trung ương, phù phổi, da xanh tím, mạch nhanh và nhỏ, huyết áp hạ, sùi bọt mép, co giật, hôn mê và rất dễ dẫn đến tử vong.

Bệnh nhi điều trị cảm cúm tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 - TPHCM. Ảnh: NGUYỄN THẠNH

Khi phát hiện có người bị say nắng, say nóng, phải nhanh chóng đưa nạn nhân về nơi yên tĩnh, thoáng mát, tạo điều kiện cho da thanh thoát, dễ toát mồ hôi, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý...

Các bệnh đường tiêu hóa

Mùa hè nóng bức, thức ăn dễ ôi thiu, nhiều loại vi khuẩn phát sinh, phát triển có thể gây bệnh tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy...

Nguồn gốc của bệnh có thể nhận thấy dễ dàng ở nguồn nước bị nhiễm bẩn, thức ăn uống không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, kèm theo đó là thói quen uống nước lã, ăn gỏi cá, quả xanh, tiết canh, thức ăn để ruồi bâu, kiến đậu...
Một khi bị tiêu chảy, nôn ói, đau bụng... dù bất cứ nguyên nhân nào cũng phải cho người bệnh uống nước oresol hoặc nước cháo, nước trái cây... Đặc biệt, không nên nhịn uống nước khi bị tiêu chảy, nôn ói.

Mùa hè cũng là mùa thường xảy ra là điều kiện thuận lợi cho các loại bệnh đường tiêu hóa thành dịch. Vì vậy, cần nên ăn chín uống sôi, giữ gìn vệ sinh cá nhân, thanh khử khuẩn tốt các nguồn nước và vệ sinh môi trường khi mưa lũ tan đồng thời thông cống rãnh, giám sát chặt chẽ vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường...

Năm nguyên tắc phòng ngừa

Để phòng ngừa các bệnh mùa hè có hiệu quả, chúng ta cần lưu ý 5 nguyên tắc sau đây:

- Tắm gội hằng ngày, tránh để ngứa ngáy, khó chịu do bụi bặm, mồ hôi ứ đọng, nhất là với trẻ em; thay quần áo mỗi khi bị mưa ướt hay ra nhiều mồ hôi, nhất là với những trẻ hiếu động; không để trẻ gãi hay “giết” rôm (sảy) để tránh làm tổn thương da, nhiễm trùng da.

- Uống đủ nước khi làm việc hay đi học trong những ngày nắng nóng; đội nón hoặc mũ rộng vành để tránh say nắng.

- Không uống nhiều nước đá, không ăn thức ăn quá lạnh.

- Không để quạt điện thổi thẳng vào người, nhất là trẻ nhỏ, vì sẽ dễ bị cảm lạnh; không bật quạt lúc đi nằm sau khi vừa tắm xong; không đột ngột ra – vào phòng có gắn máy điều hòa đang hoạt động để tránh cảm lạnh. Với người bệnh cao huyết áp càng phải thận trọng hơn.

- Chăm lo đến ăn uống vì trong thời tiết nóng bức, cơ thể mệt mỏi, mồ hôi ra nhiều làm mất nhiều muối khoáng (chất điện giải) gây giảm độ toan của dịch vị sinh chán ăn. Khi ăn ít, uống nước nhiều, dịch vị đã ít lại bị pha loãng làm khả năng sát khuẩn giảm sút, vi sinh vật gây bệnh có cơ hội xâm nhập đường tiêu hóa và gây bệnh.

Pha muối ăn vào nước uống để phòng say nắng

Để phòng chống say nóng, say nắng, tại nơi làm việc và sinh hoạt không để sức nóng ảnh hưởng đến cơ thể quá lâu. Cải thiện điều kiện lao động và sinh hoạt, ở nơi thoáng mát, ăn uống các chất mát, dễ tiêu, hợp vệ sinh. Không uống rượu và các chất gây kích thích. Lao động ngoài trời phải đội mũ rộng vành, có lán che nắng, mặc áo quần rộng, màu sáng, lao động hợp lý; có nước uống vệ sinh pha thêm chút muối ăn để tăng cường các chất vi lượng, đặc biệt là sinh tố B, C, PP...

 

                                                                                          Theo NLĐ

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục