Nuôi cấy trứng non thụ tinh trong ống nghiệm bằng kỹ thuật IVM tại Bệnh viện An Sinh - TPHCM

Nuôi cấy trứng non thụ tinh trong ống nghiệm bằng kỹ thuật IVM tại Bệnh viện An Sinh - TPHCM

Kỹ thuật nuôi trưởng thành noãn được đánh giá là an toàn, hiệu quả, ít bị biến chứng, rút ngắn thời gian và giảm được hơn 50% chi phí điều trị

 
Theo thạc sĩ-bác sĩ Hồ Mạnh Tường, Tổng Thư ký Hội Nội tiết sinh sản và vô sinh TPHCM, kỹ thuật mới về hỗ trợ sinh sản thụ tinh trong ống nghiệm là kỹ thuật nuôi trưởng thành noãn (IVM). IVM là quá trình nuôi trưởng thành trứng người bên ngoài cơ thể giai đoạn túi mầm đến giai đoạn đầu kỳ giữa, sau đó sẽ được thụ tinh và phát triển thành phôi bình thường.

Tỉ lệ thành công: 35%

Theo phác đồ thụ tinh trong ống nghiệm lâu nay là phải kích thích buồng trứng mới thực hiện được. Tuy nhiên, việc kích thích này dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở những người mắc hội chứng đa nang buồng trứng. Hơn nữa, lượng thuốc sử dụng để kích thích này đã chiếm từ 60%-70% trong giá thành điều trị vô sinh; thời gian điều trị cũng phải mất từ 2-4 tuần…

Với kỹ thuật IVM, theo bác sĩ Tường, đã có cải tiến trong thụ tinh trong ống nghiệm cổ điển về quy trình thu nhận noãn. Thay vì phải dùng rất nhiều nội tiết tố để kích thích các nang noãn phát triển thì nay có thể thu nhận noãn trực tiếp từ các nang noãn nhỏ có sẵn trên buồng trứng mà không cần dùng thuốc nội tiết kích thích. Vì vậy, IVM được đánh giá là an toàn, hiệu quả, ít bị biến chứng, thuận tiện, rút ngắn thời gian chỉ còn một tuần và giảm được hơn 50% chi phí điều trị; người bệnh ít mất công đến bệnh viện cũng như phải tiêm thuốc, siêu âm, xét nghiệm.

Tỉ lệ thành công của thụ tinh trong ống nghiệm theo kỹ thuật mới này là 35%. Hiện đã có nhiều trường hợp thất bại trong điều trị thụ tinh trong ống nghiệm truyền thống nhưng đã thành công khi đến với kỹ thuật mới này. Đánh giá về giá trị của kỹ thuật IVM, GS-TSKH Phạm Mạnh Hùng, nguyên thứ trưởng Bộ Y tế, cho rằng đây là tin rất vui cho nền y học nước nhà. Điều ý nghĩa hơn, với chi phí này có thể tạo cơ hội cho nhiều cặp vợ chồng bị vô sinh sớm có khả năng tiếp cận điều trị và có con.         

Nhiều hứa hẹn

Hiện chi phí cho mỗi ca thụ tinh trong ống nghiệm ở nước ngoài là khoảng 15.000 USD, tại Việt Nam là khoảng 2.500 USD. Đây là khoản tiền không nhỏ đối với không ít cặp vợ chồng hiếm muộn. Bác sĩ Tường cho biết kỹ thuật IVM trước mắt áp dụng điều trị cho nhóm người bị hội chứng buồng trứng đa nang, người bị quá kích buồng trứng, người có buồng trứng không tốt. Sau đó sẽ mở rộng áp dụng kỹ thuật cho nhiều đối tượng. Tại TPHCM, hiện các bệnh viện như Từ Dũ, An Sinh, Vạn Hạnh… đang áp dụng kỹ thuật này.

Việt Nam là nước đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á triển khai thành công kỹ thuật này và kết quả áp dụng đã được báo cáo tại nhiều hội nghị khoa học quốc tế và khu vực.

Đến nay, trong khoảng 2.000 trường hợp ra đời bằng kỹ thuật IVM trên thế giới thì Việt Nam đã góp vào danh sách với 150 trường hợp. Qua nghiên cứu những trẻ đầu tiên sinh ra từ IVM ở Việt Nam, kết quả cho thấy không trường hợp nào bị dị tật bẩm sinh và đều khỏe mạnh, phát triển tốt.

Vô sinh ngày càng tăng

Theo thạc sĩ-bác sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết, Phó Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ (TPHCM), hiện số cặp vợ chồng hiếm muộn rất đông. Ngoài các nguyên nhân vô sinh do bệnh lý như u xơ tử cung, dị dạng tử cung-âm đạo, buồng trứng đa nang thì việc nạo phá thai không an toàn, viêm nhiễm sinh dục… cũng góp phần làm tăng tỉ lệ hiếm muộn ở nữ giới. Còn đối với nam giới, bên cạnh bất thường về tinh trùng, rối loạn cương dương, nhiễm khuẩn sinh dục thì việc giảm ham muốn do lao động căng thẳng cũng gây nên tình trạng vô sinh. Mỗi năm, Việt Nam vẫn còn 7%-10% dân số cả nước ở độ tuổi sinh sản bị vô sinh-hiếm muộn, trong đó 50% thuộc vào nữ giới. Đây là một trong những nguyên nhân gây tan vỡ hạnh phúc gia đình.

 

                                                                                       Theo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Tổng Giám đốc Công ty CP Đông Dương trao học bổng cho các đình học sinh nghèo vượt khó học giỏi
Không có hình ảnh

Lạc Sơn: Chi trả trên 3.700 triệu đồng trợ cấp cho đối tượng chính sách

(HBĐT) - Thực hiện các chương trình tình nghĩa, chế độ chính sách đối với người có công, những tháng đầu năm, huyện Lạc Sơn đã đẩy mạnh các hoạt động thăm hỏi, tặng quà nhân dịp lễ, tết; hỗ trợ kinh phí; vận động ủng hộ quỹ Đền ơn - đáp nghĩa được trên 376 triệu đồng; xây dựng, tu sửa 3 nhà tình nghĩa với kinh phí hỗ trợ trên 40 triệu đồng.

Tân Lạc: tái phát dịch lở mồm long móng

(HBĐT) - Cuối tháng 4, đầu tháng 5/2011, dịch LMLM tái phát trên địa bàn huyện Tân Lạc, tại xóm Phoi, xã Mãn Đức làm 39 con trâu, bò nhiễm bệnh (3 con nghé bị chết) và tại xóm Mận, xã Phong Phú làm 5 con trâu bị bệnh

7 thành phố sặc sỡ nhất thế giới

Nét quyến rũ nhất của những thành phố này chính là các ngôi nhà được sơn đủ sắc màu xanh, đỏ, tím, vàng... tạo nên một tổng thể sặc sỡ vô cùng ấn tượng.

Xuất hiện dịch cúm gia cầm ở Lạng Sơn và dịch lợn tai xanh tại Thái Bình

Ngày 11-5, Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết, dịch cúm gia cầm đã xảy ra tại 4 hộ gia đình thuộc xã Đồng Ý, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Số gia cầm mắc bệnh là 292 con, trong đó số gia cầm chết là 207 con.

Không có virus lạ trong các ca “HIV/AIDS bí ẩn”

Ngày 10/5, Bộ Y tế Trung Quốc đã khẳng định không tìm thấy virus lạ trong những trường hợp được cho là bị HIV/AIDS nhưng xét nghiệm lại âm tính

Bệnh liên cầu lợn vào mùa

Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM đã tiếp nhận 10 ca bệnh liên cầu lợn. Trong khi đó, các tháng 5, 6, 7 là cao điểm của bệnh này

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục