Cán bộ Trạm y tế xã Vĩnh Đồng ( Kim Bôi) tư vấn cho người dân phòng - chống bệnh Thalassemia.
(HBĐT) - Cuối năm 2009, Bệnh viện nhi T.Ư phối hợp với Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh tiến hành khảo sát, nghiên cứu tại cộng đồng 3: xã Đú Sáng, Vĩnh Đồng và Nam Thượng (Kim Bôi ) để tìm hiểu về cơ chế gây bệnh Thalassemia ( bệnh huyết tán di truyền).
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ người mang gen bệnh trung bình ở 3 xã trên là 23,3%, trong đó xã Vĩnh Đồng, số người mang gen bệnh chiếm tới 27,7%. Theo nghiên cứu của y học, đây là một bệnh di truyền của hồng cầu có biểu hiện thiếu máu, tan máu, vàng da, lách to và nhiều các biến chứng nặng lâu dài. Triệu chứng bệnh được biểu hiện ở 3 mức độ khác nhau. Nếu ở mức nhẹ ( người mang một gen bệnh) thì không có biểu hiện bên ngoài và cơ thể phát triển bình thường, chỉ có thể phát hiện khi xét nghiệm máu. ở thể vừa và nặng người bệnh có biểu hiện da xanh, niêm mạc nhợt nhạt và nặng, vàng da, lách to, chậm phát triển về thể chất. Nếu không được điều trị đầy đủ sẽ có nhiều biến chứng khác như: sạm da, suy tim, sơ gan và có bộ mặt bất thường ( vì biến dạng cơ mặt). Thalassamia là bệnh di truyền đơn gen do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường, quy định tuân theo luật định men đen. Gen này có thể di truyền từ đời trước sang đời sau, nhưng có thể không biểu hiện ra bệnh nếu không kết hợp với người mang gen bệnh. Khi 2 người mang gen bệnh kết hôn với nhau thì khả năng sinh ra đứa trẻ bị bệnh Thalassamia thể nặng là 25% và người mang gen bệnh là 50%. Nếu một bệnh nhân đã mắc bệnh Thalassamia ở thể nặng thì việc điều trị sẽ hết sức khó khăn và tốn kém. Người bệnh sẽ phải truyền máu suốt đời để duy trì cuộc sống (khoảng cách truyền máu là 2-5 tuần/1 lần). Đi cùng với việc truyền máu là thải sắt với giá thành hiện tại là 7- 8 USD/500ml tiêm. Có một phương án chữa được bệnh là ghép tủy xương, nhưng cách này giá thành cao và không dễ dàng tìm được tủy tương thích.
Anh Bùi Văn Nghệ, Trưởng Trạm y tế xã Vĩnh Đồng cho biết: hiện tại xã có 7 cháu đang mắc bệnh Thalassamia ở thể nặng. Hầu hết những gia đình có con mắc bệnh này đều có hoàn cảnh hết sức khó khăn, nên các cháu không được đưa đi truyền máu thường xuyên, có cháu chưa một lần được truyền máu. Với cách điều trị và chế độ chăm sóc như vậy thường thì bệnh nhân chỉ có thể sống đến 19 - 20 tuổi trong tình trạng ốm yếu không thể chăm sóc bản thân. Là bệnh nguy hiểm, ít có khả năng chữa khỏi nên phòng bệnh là biện pháp tốt nhất và cần làm nhất.
Năm 2009, Sở Y tế triển khai mô hình hoạt động kiểm tra sức khỏe và tư vấn tiền hôn nhân đến 3 xã Vĩnh Đồng, Nam Thượng và Đú Sáng. Cuối năm 2010 bắt đầu triển khai xây dựng các mô hình CLB chăm sóc sức khỏe và phòng- chống bệnh Thalassamia. Mỗi xã xây dựng 6 CLB thu hút đông đảo các bạn trẻ ở lứa tuổi thanh niên và những người quan tâm tham gia. Trong mỗi buổi sinh hoạt CLB, các TTV và cán bộ y tế xã tuyên truyền sâu đậm về cơ chế gây bệnh và nhấn mạnh về cách phòng bệnh Thalassamia. Các TTV được tập huấn kỹ về kiến thức, kỹ năng truyền thông và quản lý đối tượng.
Theo TS, BS Dương Bá Trực, Trưởng khoa Huyết học lâm sàng Bệnh viện nhi T.Ư: Thực tế, một người mang gen bệnh, kết hôn với một người bình thường thì khi sinh con không có nguy cơ bị bệnh nặng. Vì vậy, theo khuyến cáo của ngành Y tế cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để các bạn trẻ có những quyết định đúng đắn khi lựa chọn người bạn đời ( khi biết mình có mang gen bệnh Thalasamia) và cách phòng, tránh không sinh ra những người con mang gen bệnh góp phần nâng cao chất lượng dân số và bảo vệ giống nòi.
Thúy Hằng
(HBĐT) - Ngày 27/5, tại Nhà văn hóa thành phố Hòa Bình, BCĐ hiến máu nhân đạo thành phố đã tổ chức đợt hiến máu tình nguyện lần thứ 3 năm 2011. Tham gia đăng ký hiến máu có 186 tình nguyện viên đến từ các cơ quan, đơn vị, phường, xã trên địa bàn.
(HBĐT) - Hưởng ứng tháng hành động vì trẻ em, sáng 25/5, tại xã Vầy Nưa (Đà Bắc) Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động phối hợp với Ngân hàng việtcombank tổ chức trao tặng cặp phao cho các em học sinh vùng hồ sông Đà.
Khi gọi cấp cứu 115, nên thông báo đầy đủ và chính xác tình trạng của người bị nạn để nhận được khuyến cáo cần thiết; cung cấp tiền sử bệnh để bệnh viện có hướng xử lý
Tại Hàn Quốc lại có thêm một bệnh nhân tử vong vì nhiễm virus lạ, gần 15 ngày sau ca tử vong đầu tiên do cùng nguyên nhân.
Theo số liệu thống kê được công bố ngày 26-5, tại lễ ra mắt Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến thuộc Bệnh viện Nội tiết T.Ư cho thấy tỷ lệ bác sĩ chuyên ngành nội tiết của nước ta thuộc loại thấp nhất.
(HBĐT) - Thời tiết mùa hè luôn diễn biến bất thường là môi trường thuận lợi cho các loại dịch bệnh truyền nhiễm bùng phát. Hơn thế, trên địa bàn huyện Lương Sơn đã từng xảy ra dịch tiêu chảy cấp, cúm A H1N1. Nơi đây cũng là địa bàn đan xen với nhiều xã ngoại thành của thủ đô Hà Nội luôn có sự giao lưu rộng rãi trong dân cư, tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh. Vì vậy, hơn lúc nào hết, công tác phòng - chống dịch bệnh mùa hè đã và đang được ngành y tế dự phòng huyện Lương Sơn coi trọng.