Gần đây Bộ Y tế liên tục cảnh báo nguy cơ dịch bệnh từ thức ăn đường phố, tuy nhiên một bộ phận không nhỏ người dân vẫn làm ngơ. Tại các thành phố lớn, quán ăn vỉa hè vẫn mọc lên nhan nhản, dù biết mất vệ sinh nhưng thực khách vẫn “xơi”.

 

Phát hoảng với “hậu trường” quán xá

Tại một quán phở trên đường Trần Quý Kiên (Cầu Giấy, Hà Nội) khâu nhập hàng và chế biến nước dùng của chủ quán khiến những người chứng kiến cảnh này không khỏi “rùng mình”.

Hơn 10h sáng, khách đã vãn, chỉ còn vài ba người vào quán. Gọi 2 bát tái lăn kèm đĩa quẩy, chúng tôi vừa ăn vừa tấm tắc: Đúng là phở ngon, nước dùng ngọt, thịt mềm,… nhưng niềm vui phát hiện 1 quán ăn ngon đã vụt chuyển sang “kinh hoàng”. Kéo chiếc bao tải nhờn mỡ, loang bẩn, dính bê bết đất để ở gốc cây ngoài vỉa hè, nhân viên quán hồn nhiên bê lên đổ thẳng vào nồi mà không cần rửa sơ chế. Như một phản xạ, vứt chiếc bao tải xuống, anh nhúng tay vào xô nước cạnh đó rồi “vô tư” bê chính xô nước ấy đổ vào nồi xương trên bếp. Những tảng thịt bò được lôi ra từ một chiếc bao tải khác cũng được treo thẳng lên quầy. Chiếc khăn lau trước đó anh dùng lau bát cho khách giờ được dùng lau tay,… Khi chúng tôi hỏi sao không rửa xương trước khi hầm, anh nhân viên lấp liếm: “Khi giao hàng họ đã rửa sẵn cho mình rồi”?!


Người bán hàng này bày lòng ra chậu, không che đậy để ruồi bâu tự nhiên, không những thế anh ta còn làm gà ở nền gạch gần cống nước (ảnh: Phan Minh Đức)
Bàn tay vừa nặn chả, cô nhân viên lau qua rồi bốc bún cho khách bằng đôi tay "trần" (ảnh: Phan Minh Đức)
Chỉ với nửa thau nước, người phụ nữ này rửa được cả rổ bát + xoong nồi, nhìn chậu nước của chị ta đục như nước gạo, váng mở nổi lềnh bềnh (ảnh: Thu Hà)

Tại một quán phở khác trên đường Kim Mã (Hà Nội), không biết có phải vì diện tích nhỏ không mà toilet được tận dụng làm nơi rửa bát. Còn tại một quán cháo sườn, bún đậu mắm tôm trên phố Mai Dịch (Hà Nội) cô nhân viên rửa cả rổ bát, xoong nồi, thìa dĩa chỉ với nửa thau nước nhờ nhờ nổi đầy váng mỡ,…

Ghé quán bún chả trên đường Trần Đại Nghĩa (Hà Nội), cô nhân viên đang ngồi băm thịt, nặn chả vội lau tay vào chiếc giẻ màu cháo lòng để bốc bún cho khách theo hiệu lệnh của chủ quán. Còn chuyện thứ ăn bày lộ thiên ngay cạnh đường đi lối lại, cống rãnh, chủ quán vừa bốc thức ăn, lau vội vào tạp dề/khăn lau rồi nhận trả tiền cho khách rồi lại thoăn thoắt bốc thức ăn... có lẽ không hiếm gặp ở nhiều quán xá trên khắp các đường phố Thủ đô.

Những hình ảnh như thế dường như đã quá quen thuộc đối với nhiều người dân Hà Nội đến mức ăn cứ ăn vì rằng "khuất mắt trông coi" và bệnh có số, quan trọng là ngon và tiện. 

Mầm mống của bệnh tật

Theo kết quả điều tra do Cục ATVSTP thực hiện cho thấy, thức ăn chín đường phố Hà Nội có tỷ lệ nhiễm khuẩn E.coli từ 70-90% với món nộm thập cẩm, nem chua, giò, nem chạo... Cũng theo điều tra này, bàn tay người làm dịch vụ thực phẩm rất “bẩn”. Tại Hà Nội, tỷ lệ bàn tay người làm dịch vụ thực phẩm thức ăn đường phố nhiễm E.coli chiếm tới hơn 40%. Các chuyên gia thực phẩm nhận định, với thực trạng chế biến thức ăn như thế, việc bị ngộ độc thực phẩm, nhiễm bệnh đường ruột, nhiễm các loại giun, sán là điều khó tránh khỏi”.


Dùng tay trần cuấn nem, phở cho khách, chốc chốc chị lại nhận tiền, trả tiền thừa cho khách rồi lại tiếp tục cuốn nem (ảnh: Phan Minh Đức)
Dù Bộ Y tế đã cảnh báo nguy cơ mầm bệnh tư thức ăn đường phố, xong thực khách vẫn hồn nhiên "chén", các quán vỉa hè chỗ nào cũng đông (ảnh: Thu Hà)

Còn theo thống kê của nhiều bệnh viện ở Hà Nội, mặc dù mới bước vào đầu hè nhưng số ca ngộ độc thực phẩm tăng vọt, trong đó “thủ phạm” chính là thức ăn đường phố. Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) cho biết, thời tiết nắng nóng như hiện nay là điều kiện tốt để vi sinh phát triển. Nếu như không chế biến và sử dụng thức ăn sạch thì nguy cơ ngộ độc thực phẩm là rất cao, đặc biệt là các thực phẩm động vật còn tươi sống hoặc chưa đun nấu kỹ như tiết canh- món ăn có môi trường đặc biệt thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Mắt thấy tai nghe đấy, nghiên cứu, thanh tra, xử phạt cũng nhiều nhưng tại sao mỗi năm vẫn cứ có hàng triệu ca ngộ độc thực phẩm? Lỗi một phần là sự lỏng lẻo trong quản lý thức ăn đường phố. Vì theo một quan chức Bộ Y tế, Luật An toàn thực phẩm chỉ cho “vui” vì lực lượng thanh kiểm tra quá mỏng và các điều kiện xét nghiệm thực phẩm còn chưa đáp ứng được hết các yêu cầu đặt ra. Còn như việc phạt 100 triệu cho hành vi vi phạm ATVSTP của dự thảo nghị định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực VSATTP cũng rất khó thực hiện bởi theo ông Trần Quang Trung, Chánh Thanh tra Bộ Y tế “Có những người kinh doanh thực phẩm đường phố cả vốn và lãi chỉ khoảng 10 triệu đồng nhưng xử phạt tới 100 triệu đồng thì họ lấy đâu ra mà nộp!”. Nhưng quan trong hơn, chính sự thờ ơ, chấp nhận sống chung với bẩn của người dân mới là nguyên nhân chính.

 

                                                                                  Theo DanTri

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục