Một nhóm chuyên gia của WHO vừa xếp điện thoại di động vào danh sách các tác nhân có thể gây ung thư, ngang hàng với thuốc trừ sâu DDT và khói thải từ các phương tiện giao thông.

 

Có thể nói thông tin này gây nhiều chú ý vì đây là kết luận của một nhóm 31 chuyên gia từ 14 quốc gia đưa ra ngày 31-5 sau cuộc họp tám ngày ở Lyon, Pháp dưới sự chủ trì của Trung tâm nghiên cứu ung thư quốc tế thuộc WHO. Theo kết luận này, việc sử dụng điện thoại di động trong một thời gian dài (vẫn chưa xác định rõ số năm) có thể gây ung thư cho người do tác động của sóng điện thoại.

Khuyến cáo đầu tiên của WHO

Hiện có khoảng 5 tỉ điện thoại di động đang được sử dụng trên toàn cầu và đây là lần đầu tiên WHO lên tiếng cảnh báo đối với việc sử dụng thiết bị này. Ông Jonathan Samet - người đứng đầu nhóm chuyên gia quốc tế này - nói: “Ngày càng có thêm nhiều bằng chứng có cơ sở vững chắc để củng cố cho kết luận này”.

“Nhóm nghiên cứu đã đưa ra kết luận này dựa trên những khảo sát dịch tễ học cho thấy nguy cơ gia tăng ung thư não (gliome) gắn liền với việc sử dụng điện thoại không dây” - ông Jonathan Samet tuyên bố trong một cuộc trả lời phỏng vấn qua điện thoại.

Nhóm nghiên cứu quốc tế không xác định là có nguy cơ, nhưng lưu ý đến một khảo sát về việc sử dụng điện thoại di động vào năm 2004. Khảo sát này cho thấy có sự gia tăng nguy cơ ung thư não nơi những người sử dụng điện thoại di động nhiều (vào lúc ấy, sử dụng nhiều được xác định là sử dụng trung bình 30 phút/ngày trong 10 năm).

Các chuyên gia đã phân tích tất cả các cuộc khảo sát từng được công bố về vấn đề này trước đó. Họ cho rằng nếu như có mối liên hệ giữa gliome và các u thần kinh đệm ngoại biên (neurinomes) thính giác thì vẫn không thể rút ra những kết luận tương tự cho tất cả các loại ung thư khác nhau. Theo giám đốc Trung tâm nghiên cứu ung thư quốc tế Christopher Wild, “về lâu dài cần tiến hành các nghiên cứu bổ sung, nhưng trước khi có được những thông tin ấy cũng cần có những biện pháp thực tiễn để hạn chế việc tiếp xúc với sóng điện thoại”.

Sau khi điện thoại di động ra đời vào cuối thập niên 1970, các nhà khoa học luôn đặt ra câu hỏi liệu có hay không sóng điện thoại di động gây ung thư. Khoảng 30 nghiên cứu cho tới nay đều thất bại vì không thể chứng minh được mối liên hệ này.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng nghiên cứu về những nguy cơ của các loại từ trường khác như rađa, vi sóng, truyền thanh hay truyền hình không dây và cho rằng không có đủ bằng chứng để kết luận chúng có thể gây rủi ro cho sức khỏe cộng đồng hay gây bệnh ung thư.

Cả thế giới phản ứng?

Các chuyên gia sức khỏe và dư luận thế giới cho rằng mọi người không nên quá lo lắng trước cảnh báo của WHO vì dữ liệu nghiên cứu mối liên hệ giữa điện thoại di động và ung thư não vẫn chưa thuyết phục.

Ông Ed Yong, giám đốc Cơ quan thông tin sức khỏe thuộc Tổ chức Nghiên cứu ung thư ở Anh, cho biết đa số nghiên cứu trước đây thất bại vì thực tế tỉ lệ ung thư não của con người vẫn giữ nguyên trong khi mức độ sử dụng điện thoại di động tăng rất mạnh. Bên cạnh đó, hiện vẫn chưa có bằng chứng khoa học xác thực chứng minh con người có nguy cơ mắc bệnh ung thư nếu tiếp xúc nhiều với sóng điện thoại di động.

Theo ông, trước đây WHO chưa bao giờ để mắt tới điện thoại di động và từng tuyên bố không có bằng chứng nào cho thấy điện thoại di động và bệnh ung thư có mối liên quan với nhau. Tuy nhiên, giờ đây các chuyên gia WHO lại xếp điện thoại di động vào nhóm “có khả năng gây ung thư” và đây đúng là một kết luận kiểu “vơ đũa cả nắm” với bằng chứng không mấy thuyết phục.

“Điều duy nhất chúng ta cần làm để bảo vệ sức khỏe của mình với điện thoại di động là tránh sử dụng khi đang lái xe bởi tai nạn xe hơi chắc chắn có liên hệ rõ ràng với việc sử dụng điện thoại di động” - ông Ed Yong khuyến cáo.

Hiệp hội Viễn thông không dây quốc tế (CTIA) và các hãng sản xuất điện thoại di động lên tiếng chỉ trích kết luận của WHO gây hoang mang cho người sử dụng điện thoại di động và cho rằng các chuyên gia WHO không đưa ra được bằng chứng thuyết phục mà chỉ dựa trên những nghiên cứu trước đây như CTIA cạnh khóe là “các nghiên cứu trước đây của WHO còn xếp cả rau củ muối và cà phê vào nhóm thực phẩm gây ung thư”.

Trong khi đó, Diễn đàn các nhà sản xuất điện thoại di động (MMF) lại phản ứng khá bình tĩnh. Ông Michael Milligan - tổng thư ký của MMF - không phản bác kết quả nghiên cứu vừa công bố nhưng cho rằng nghiên cứu đó “chỉ đánh giá khả năng của nguy cơ gây ung thư chứ không phải mức độ nguy cơ trong việc sử dụng bình thường”. Theo ông, hiện tại ai có quan ngại thì cứ việc áp dụng những lời khuyên của WHO để giảm thiểu tác động của sóng di động như nghe điện thoại di động bằng tai nghe, tránh nói chuyện qua điện thoại di động quá lâu, nghe điện thoại di động ở những nơi có sóng tốt...

                                                                       Theo TuoiTre

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục